Bác sĩ tâm thần là bác sĩ y khoa với ít nhất 11 năm đào tạo. Đầu tiên, họ hoàn thành chương trình y khoa tại trường đại học. Sau đó, họ phải hoàn tất ít nhất 1 đến 2 năm đào tạo như bác sĩ đa khoa. Cuối cùng, họ trải qua ít nhất 5 năm đào tạo chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị các vấn đề tâm thần.
Bác sĩ tâm thần là bác sĩ y khoa với ít nhất 11 năm đào tạo. Đầu tiên, họ hoàn thành chương trình y khoa tại trường đại học. Sau đó, họ phải hoàn tất ít nhất 1 đến 2 năm đào tạo như bác sĩ đa khoa. Cuối cùng, họ trải qua ít nhất 5 năm đào tạo chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị các vấn đề tâm thần.
Nếu bạn hoặc người thân, bạn bè không thể tự chăm sóc bản thân, gián đoạn sinh hoạt, có suy nghĩ/hành vi tự sát hay tư tưởng hại người khác thì nên tới gặp bác sĩ tâm thần để được kê đơn thuốc phù hợp.
Khi suy nghĩ và các hành vi trên giảm bớt và tình trạng ổn định hơn, bạn có thể kết hợp uống thuốc và trị liệu tâm lý. Việc trị liệu sẽ cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn, để bạn có thể đào sâu tìm hiểu những khúc mắc của mình.
Khái niệm “bác sĩ tâm lý” không phải là thuật ngữ chính thức trong ngành y tế và không được công nhận.
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần. Mặc dù cả hai đều làm việc trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, nhưng vai trò và phương pháp điều trị của họ lại hoàn toàn khác nhau.
Chuyên gia tâm lý là người đã tốt nghiệp các chương trình tâm lý học và sử dụng các phương pháp tâm lý trị liệu như trị liệu trò chuyện (talk therapy) để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bản thân và sẵn sàng tìm ra giải pháp đối mặt với các vấn đề tâm lý của mình. Ngược lại, Bác sĩ tâm thần là một bác sĩ theo học trường y, sau đó họ chọn chuyên khoa tâm thần để theo học. Họ có thể chẩn đoán các bệnh liên quan đến tâm thần, kê toa thuốc và phối hợp với chuyên gia tâm lý để đưa ra phác đồ điều trị toàn diện.
Vậy tại sao không có khái niệm “bác sĩ tâm lý”? Bởi vì để trở thành một bác sĩ, người ta cần phải tốt nghiệp trường y và có bằng cấp hành nghề y. Trong khi đó chuyên gia tâm lý thì có nền tảng đào tạo về tâm lý học. Việc gọi một chuyên gia tâm lý là “bác sĩ tâm lý” là không chính xác và có thể gây hiểu nhầm cho người bệnh.
Xem thêm: 14+ bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng hiệu quả - Askany
Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu, stress, khó khăn trong giao tiếp, rối loạn giấc ngủ,... thì chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn. Nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc một rối loạn tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm nặng, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt... thì bạn nên đến khám bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Còn nếu vẫn không chắc chắn, hãy để lại câu hỏi và tình trạng bệnh của bạn tại đây. Đội ngũ chuyên gia tại Askany sẽ lựa chọn cho bạn người điều trị phù hợp nhất với tình trạng hiện giờ của mình.
Tuy có quá trình đào tạo và phương pháp điều trị khác biệt, nhưng chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần không làm việc hoàn toàn độc lập, trong đa số trường hợp, họ thường phối hợp cùng nhau làm việc.
Bác sĩ tâm thần ở Askany thường sẽ đưa ra đánh giá và chẩn đoán ban đầu, sau đó sẽ giới thiệu bạn đến một nhà tâm lý để thực hiện các liệu pháp talking therapy khi cần thiết.
Với đội ngũ tâm lý gia nhiều năm kinh nghiệm, đến từ trường ĐHYD HCM, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Phòng tiếp nhận các đối tượng trẻ vị thành niên, người trưởng thành, các gia đình và cặp đôi, có các vấn đề về lo âu, ám ảnh sợ, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, các triệu chứng về cơ thể, các vấn đề tâm lý - sức khỏe tâm thần kinh hậu Covid. Liên hệ trực tiếp tại Khoa Nội Thần kinh, lầu 1 khu G để được hướng dẫn và đăng ký tham vấn/trị liệu.
Đặt hẹn qua số điện thoại 0975465590 hoặc phần mềm GlobeDr
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhiều người do chưa tìm hiểu kỹ dẫn đến việc thăm khám sai chỗ và không đạt được kết quả điều trị như mong đợi. Qua bài viết dưới đây, Askany sẽ giúp bạn phân biệt rạch ròi hai khái niệm này, đồng thời cho bạn một số lời khuyên hữu ích trước khi chọn nơi đến khám.
Các chuyên gia tâm lý quan tâm tìm hiểu câu chuyện cuộc đời dẫn đến những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi đặc thù của từng cá nhân. Quá trình tham vấn trị liệu sẽ không chỉ tập trung vào riêng thân chủ, mà còn cả mối quan hệ xung quanh hay điều kiện xã hội họ đang sống.
Đồng thời, liệu pháp tâm lý họ sử dụng cũng tác động tới nhiều khía cạnh hơn là chỉ tập trung vào triệu chứng. Nói cách khác, triệu chứng suy giảm hay biến mất là kết quả sau khi giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Về phía bác sĩ tâm thần, họ tập trung vào những biến đổi chức năng trong não bộ gây ra rối loạn tâm thần. Như vậy, họ xác định nguyên nhân gây rối loạn dựa theo các yếu tố thể chất có thể đo lường chính xác. Và phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc làm giảm hoặc hết triệu chứng của bệnh.
Khi tìm tới chuyên gia tâm lý, bạn và chuyên gia sẽ cùng thảo luận về những khó khăn trong tâm lý mà bạn gặp phải.
Ở một vài buổi đầu, chuyên gia sẽ không chẩn đoán bạn mắc chứng bệnh nào nhưng có đánh giá về tình trạng tâm lý hiện tại của bạn. Trong quá trình đánh giá, bạn có thể được làm một số trắc nghiệm về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi hay nhân cách.
Công cuộc tham vấn và trị liệu chuyên sâu sẽ diễn ra vào những buổi tiếp theo. Chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng liệu pháp điều trị riêng, tùy vào trường phái lý thuyết mà họ theo đuổi.
Đây sẽ là một hành trình hoàn toàn khác. Các bác sĩ tâm thần thường yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm sinh lý, sinh hóa để kiểm tra tổng quát sức khỏe thể chất như xét nghiệm máu, điện não đồ… Quan trọng nhất sẽ là những bài khám đánh giá tâm thần theo các nghiệm pháp, cách thức hoặc bộ câu hỏi chuẩn hóa...
Tương tự như tham vấn và trị liệu tâm lý, bạn có thể được làm các bài trắc nghiệm giúp bác sĩ tâm thần có cái nhìn tổng quan. Tuy nhiên thay vì trò chuyện về vấn đề tâm lý của bạn, họ sẽ kê cho bạn đơn thuốc theo chẩn đoán bệnh và mức độ rối loạn tâm thần.
Trước khi khám bạn nên chuẩn bị những thông tin sau:
Khi gặp bác sĩ hoặc chuyên gia, bạn có thể hỏi những câu hỏi sau:
Tiêu chí để bạn lựa chọn chuyên gia, chuyên gia:
Đó là sự khác nhau giữa chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần mà bạn nên nắm rõ. Việc lựa chọn ai điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn. Nhưng trong một số trường hợp, sự phối hợp giữa cả hai hình thức có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp bạn muốn khám online để tiết kiệm chi phí, tiện lợi và còn biết thêm về profile cũng như các trường hợp điều trị thành công của bác sĩ, hãy tham khảo ngay trên Askany bạn nhé.
Có lẽ điều khiến chúng ta dễ bối rối là sự nhầm lẫn về danh xưng. Chúng ta thường gọi chung những người chăm sóc sức khỏe tinh thần là bác sĩ tâm lý. Điều này vô hình trung khiến chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần được coi là một, dù đây là hai nghề nghiệp khác nhau.
Chuyên gia tâm lý (psychologist) là người được đào tạo từ ngành tâm lý học. Ngành tâm lý học chia thành hai hướng chính là tham vấn (counselling) và lâm sàng (clinical). Người có khả năng trị liệu tâm lý phải là người học chuyên ngành lâm sàng.
Tùy mức độ khó khăn nặng nhẹ khác nhau mà người tìm đến chuyên gia tâm lý (nay gọi là thân chủ) sẽ lựa chọn đi tham vấn hay trị liệu. Có nhiều quan điểm khác nhau để phân biệt tham vấn và trị liệu. Nhưng giới chuyên môn ở Việt Nam đồng tình rằng, nhà trị liệu tâm lý sẽ đảm nhận những trường hợp nặng hơn.
Còn bác sĩ tâm thần (psychiatrist) theo học ngành bác sĩ đa khoa, với chuyên ngành sâu là tâm thần. Vì vậy, bác sĩ tâm thần là người có bằng cấp y khoa, còn chuyên gia tâm lý thì không.