Trong bối cảnh Úc siết thị thực, sinh viên Việt Nam cần lưu ý gì khi làm hồ sơ để có visa đi du học Úc?
Trong bối cảnh Úc siết thị thực, sinh viên Việt Nam cần lưu ý gì khi làm hồ sơ để có visa đi du học Úc?
Điều đầu tiên là gia đình cần có tài chính ổn định nhằm giúp sinh viên an tâm học tập. Không nên kỳ vọng quá nhiều vào việc sinh viên qua Úc đi làm thêm kiếm tiền trang trải phí sinh hoạt, vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến việc học, có khi còn “xôi hỏng bỏng không”.
Để du học Úc bậc Trung học, gia đình cần dự trù ngân sách khoảng 550-600 triệu/năm, Cao đẳng nghề khoảng 500-600 triệu/năm, Đại học từ 600 triệu đến 1,2 tỷ/năm, bậc Sau đại học từ 800 triệu đến 1,2 tỷ/năm. Sinh viên có thể săn học bổng Úc 20-100% để giảm sức đầu tư.
Học sinh, sinh viên cần chuẩn bị từ sớm để có thành tích học tập tốt. Có hồ sơ học tập tốt không chỉ giúp các em trúng tuyển trường mong muốn mà còn thể hiện mục đích du học thật sự.
Quy trình xét Genuine Student Test (GST) dự kiến sẽ nghiêm ngặt hơn so với GTE, nhưng công bằng và minh bạch. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về hoàn cảnh bản thân (mối quan hệ gia đình, học hành, tình hình kinh tế); lý do chọn du học Úc, tìm hiểu về trường, thể hiện rõ mục tiêu cũng như đánh giá lợi ích mà các khóa học mang lại; ý định trở về quê hương sau khi kết thúc chương trình học… Thông tin bạn cung cấp cần rõ ràng, trung thực.
Du học sinh nên chọn ngành học mình yêu thích và có năng lực. Bạn có thể cân nhắc ngành học dựa trên cơ hội nghề nghiệp, triển vọng tương lai, cơ hội định cư, nhưng điều quan trọng là phải thích và đam mê. Chỉ khi thật sự yêu thích, có đam mê thì bạn sẽ học và làm tốt nhất.
Nếu bạn chưa thật sự biết mình thích và phù hợp với ngành nào, hãy làm các bài test ngành. Tại INEC có bài test tính cách giúp sinh viên chọn ngành học phù hợp rất được ưa chuộng. Thông qua kết quả bài test này, chuyên gia định hướng nghề nghiệp của INEC sẽ giúp bạn phân tích tính cách, tố chất, năng lực bản thân phù hợp với những nhóm ngành nào. Sau đó sẽ giúp bạn khoanh vùng một số ngành học phù hợp với yêu cầu để bạn nghiên cứu xem mình thích và phù hợp với ngành nào.
Tham khảo ngay: Du học Úc nên chọn ngành nào? 10 ngành HOT nhất 2024
Theo quy định mới, Úc sẽ ưu tiên xử lý visa cho sinh viên ghi danh vào các cơ sở giáo dục uy tín. Căn cứ vào dữ liệu sinh viên theo học trước đó vi phạm quy định về thị thực, các trường đại học sẽ được xếp vào ba nhóm. Trong đó, sinh viên vào các trường thuộc nhóm 1 sẽ được ưu tiên xử lý thị thực nhanh hơn. Sinh viên vào các trường thuộc nhóm 2, 3 sẽ cần cung cấp nhiều tài liệu hơn (chẳng hạn thông tin tài chính và tiếng Anh) để chứng minh mục đích du học, việc xử lý đơn xin cấp thị thực sẽ chậm hơn.
Ngoài bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ, hồ sơ tài chính cùng các thủ tục khác theo yêu cầu thì việc vạch ra một lộ trình học tập khoa học sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội xin visa du học thành công. Thông thường Lãnh sự quán sẽ đánh giá cao những ứng viên có kế hoạch học tập chi tiết, rõ ràng, hợp lý và phù hợp nhất với bản thân các em, bởi vì nó cho thấy mục tiêu du học nghiêm túc, qua đó giúp rút ngắn thời gian xét duyệt và cấp thị thực du học.
Trên thực tế, nhiều sinh viên dù thành thạo tiếng Anh vẫn bị “sốc” ngôn ngữ khi đi du học. Những bạn người Úc thường nói nhanh, nối từ nhiều và đặc biệt hay sử dụng những từ tiếng lóng. Trong các tiết học với các giáo sư, bạn sẽ phải nghe rất nhiều từ chuyên ngành. Vì vậy, khi đã có kế hoạch du học, bạn cần tập trung rèn luyện và trau dồi kỹ năng tiếng Anh càng sớm càng tốt, càng cao càng tốt. Không chỉ giúp bạn thuận lợi xin visa mà còn giúp hòa nhập môi trường học tập mới tốt hơn.
Theo chính sách nhập cư mới của Úc, du học sinh học ở regional areas không bị ảnh hưởng về quyền làm việc sau khi tốt nghiệp. Do đó, sinh viên học tập tại thành phố Perth, Adelaide, Gold Coast, Sunshine Coast, Canberra, Newcastle, Geelong, Warrnambool… vẫn được gia hạn 1-2 năm ở lại Úc với visa 485 (tùy thành phố, khu vực).
Sinh viên chọn khu vực regional không chỉ nhận được nền giáo dục chất lượng, tiêu chuẩn cuộc sống cao, mà còn được hưởng lợi từ chi phí sinh hoạt thấp, chính sách định cư cởi mở.
Khi có dự định du học Úc, sinh viên nên tiến hành hồ sơ càng sớm càng tốt. Một số trục trặc vẫn có thể xảy ra, chẳng hạn như vào cao điểm ghi danh nhập học ở Úc, số lượng hồ sơ nộp xin visa tăng cao, thời gian xử lý hồ sơ có thể bị kéo dài hơn.
Vì vậy, sinh viên nên nộp hồ sơ xin visa 2-3 tháng trước khi khóa học của bạn bắt đầu, để có thể chủ động trước các vấn đề phát sinh.
Chính phủ Úc thay thế thư giải trình GTE (Genuine Temporary Entry) cũ bằng bài kiểm tra về độ trung thực của hồ sơ xin visa du học subclass 500 có tên gọi Genuine Student Test (GST). Thay đổi này có hiệu lực đối với các đơn xin visa du học Úc nộp từ ngày ngày 23/3 trở về sau.
Mục đích: Kiểm tra tình trạng sinh viên chân chính nhằm đảm bảo thị thực du học được sử dụng đúng mục đích, đồng thời ngăn chặn những người muốn lợi dụng vỏ bọc của du học để tiếp cận việc làm toàn thời gian chứ không thực sự học tập.
Đơn xin thị thực lần hai của sinh viên nhằm kéo dài thời gian lưu trú ở Úc sẽ bị giám sát chặt hơn.
Ngoài ra, để tránh việc lợi dụng visa du lịch để đến Úc dễ dàng rồi chuyển qua du học hoặc một số loại visa khác, chính phủ Úc cũng sẽ đưa điều kiện “no further stay” vào visa du lịch. Khi một visa có ghi điều kiện này thì có nghĩa người giữ visa đó sẽ không được nộp bất cứ loại visa nào khác khi còn đang ở Úc (ngoại trừ một số ít trường hợp bất khả kháng).
Úc cũng điều chỉnh thời hạn và tính đủ điều kiện của quyền làm việc sau khi tốt nghiệp với visa 485:
Điều này sẽ làm giảm khả năng trở thành thường trú nhân ở một bộ phận sinh viên. Nếu bạn dự định chỉ kiếm một công việc có tay nghề thấp để ở lại Úc thì việc xin thường trú sẽ khó khăn hơn. Ngược lại, những sinh viên tốt nghiệp và làm việc trong các công việc có tay nghề cao sẽ có con đường nhanh hơn để trở thành thường trú nhân.
Có thể nói rằng, Úc siết chặt visa tác động trực tiếp nhất đến các đối tượng du học sinh là những người có trình độ tiếng Anh thấp; đối tượng visa du lịch muốn chuyển đổi visa du học; người tìm đường đến Úc chỉ để kiếm việc làm; du học trá hình – mượn visa du học sinh để trốn ở lại, lao động chui… Với chính sách mới, sinh viên “không chân chính” sẽ khó có cơ hội vào Úc. Mặt khác, đây chính là cơ hội dành cho những sinh viên nghiêm túc, có năng lực và có sự chuẩn bị.
Úc sẽ xử lý các đơn xin thị thực du học sinh dựa trên mức độ rủi ro của nhà cung cấp giáo dục (risk level of providers). Các trường thuộc nhóm rủi ro thấp sẽ được ưu tiên xét visa nhanh hơn. Ngược lại, các trường thuộc nhóm rủi ro cao thường phải chứng minh thêm một số thông tin như khả năng tiếng Anh và tài chính, thời gian xử lý hồ sơ thị thực chậm hơn.
Mục đích: Trấn áp những nhà cung cấp giáo dục không chân chính, buộc các trường phải cung cấp chất lượng giáo dục tương xứng. Đồng thời, chính phủ Úc sẽ có quyền chủ động đình chỉ việc tuyển sinh sinh viên quốc tế của các cơ sở giáo dục, nếu họ liên tục vi phạm các quy tắc tuyển sinh.