Cảnh Hôn Trong Phim Là Thật Hay Giả

Cảnh Hôn Trong Phim Là Thật Hay Giả

Vài năm trở lại đây, sự phổ biến của hàng VNXK tăng lên đáng kể trên thị trường thời trang. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm giả mạo và kém chất lượng ra đời. Nếu đây là lần đầu tiên tìm hiểu về hàng VNXK thì xin chúc mừng, bài viết hôm nay đích thị dành riêng cho các bạn. Lì Ven sẽ cung cấp thật chi tiết về khái niệm “hàng VNXK là gì?” và chia sẻ cách phân biệt hàng VNXK thật hay giả đơn giản nhất!

Vài năm trở lại đây, sự phổ biến của hàng VNXK tăng lên đáng kể trên thị trường thời trang. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm giả mạo và kém chất lượng ra đời. Nếu đây là lần đầu tiên tìm hiểu về hàng VNXK thì xin chúc mừng, bài viết hôm nay đích thị dành riêng cho các bạn. Lì Ven sẽ cung cấp thật chi tiết về khái niệm “hàng VNXK là gì?” và chia sẻ cách phân biệt hàng VNXK thật hay giả đơn giản nhất!

Nguồn gốc của các mặt hàng VNXK hiện nay là gì?

Hiện nay, hàng VNXK đến từ nhiều nguồn khác nhau. Danh sách 7 loại mặt hàng VNXK phổ biến dưới đây sẽ giúp các bạn tiếp thu thêm một vài thông tin hữu ích để lý giải “hàng VNXK là gì?”.

Thuật ngữ này dùng để nói đến sản phẩm thời trang được các thương hiệu gửi trực tiếp đến xưởng gia công tại Việt Nam. Tại đây họ sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt mẫu thiết kế theo yêu cầu với số lượng lớn. Chúng được gắn các chữ “Sample” (hàng mẫu) hay “Not for sale” (hàng không bán) để tránh nhầm lẫn với những mặt hàng khác.

Hàng mẫu chỉ có một vài bộ và chứa đầy đủ thông tin về màu sắc, kích cỡ, chất liệu,... Sau khi thương hiệu kết thúc hợp đồng với xưởng gia công, hàng mẫu sẽ được xuất ra ngoài để bán với mức giá hợp lý.

Hàng xuất dư trong hàng VNXK là gì? Thì hàng xuất dư ở đâu được hiểu là hàng may thêm để đề phòng trường hợp sản phẩm bị lỗi hay hoàn trả. Mỗi xưởng đều tính toán sản xuất may dư từ 3 - 5% số lượng sản phẩm ban đầu để phòng ngừa tình huống mặt hàng chính không đạt yêu cầu. Theo quy định, sau khi hàng chính thức đã được xuất ra thị trường từ 3 tháng đến nửa năm, xưởng sản xuất được phép thanh lý sản phẩm.

Hàng VNXK trên chuyền chính là những món hàng bị công nhân đánh cắp trong quá trình sản xuất hoặc bị kẻ gian ăn trộm và bán ra thị trường. Hàng trên chuyền đa phần đã hoàn thiện, có tem mác nhưng vẫn có một số mặt hàng còn thiếu họa tiết.

Hàng hải quan có lẽ không còn quá xa lạ với dân buôn nhưng với người mua hàng thì thuật ngữ này khá mới mẻ. Thông thường, trước khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, đơn vị có liên quan cần phải làm thủ tục kiểm tra hải quan nghiêm ngặt. Tại đây, một số sản phẩm được hải quan kiểm tra sẽ bị giữ lại và bán ra thị trường.

Sau khi hàng được xuất đi, xưởng sẽ tận dụng những nguyên liệu, phụ kiện thời trang còn thừa để sản xuất nên một sản phẩm mới, đây gọi là hàng nối chuyền. Xét về hình thức, mặt hàng này có thể được xem là hoàn chỉnh nhưng về tổng thể thì chúng vẫn còn thiếu sót khá nhiều. Chẳng hạn như họa tiết không nổi bật, thiếu tem mác, size không chuẩn, phụ kiện không chính hãng,... nên có giá mềm hơn hàng xuất ngoại là điều dễ hiểu.

Hiểu rõ về nguồn gốc của hàng thanh lý sẽ giúp các bạn biết thêm chút ít về “hàng VNXK là gì?”. Hàng thanh lý còn có tên gọi khác là hàng rớt công, là giải pháp kinh doanh gỡ lại vốn khi các nhà máy bị hủy hợp đồng. Việc này bắt nguồn từ nguyên nhân xưởng sản xuất tạo ra sản phẩm sai mẫu hoặc mắc phải lỗi lớn so với tiêu chuẩn ban đầu.

Hàng copy hay hàng lên là sản phẩm được sản xuất tại những đơn vị nhỏ lẻ, được tạo nên bằng cách lấy vải dư của hãng và gia công bằng máy móc, đội ngũ nhân viên riêng. Giống như tên gọi của nó, hàng copy tuy có kiểu dáng tương tự hàng VNXK chính gốc nhưng không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật may và tính thẩm mỹ. Sử dụng hàng copy đang trở thành trào lưu của nhiều bạn trẻ vì chỉ cần bỏ ra số tiền nhỏ nhưng sở hữu sản phẩm gần giống với hàng chính hãng.

Có nên sử dụng hàng VNXK hay không?

“Nên hay không việc sử dụng hàng VNXK?” là nỗi trăn trở của rất nhiều người mua hàng. Việc hiểu rõ về khái niệm “hàng VNXK là gì?” thì vẫn chưa đủ để giúp khách hàng đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Vậy nên, các bạn hãy cùng tụi mình phân tích về ưu, nhược điểm của mặt hàng VNXK để có cái nhìn khách quan hơn.

Nhìn chung, hàng VNXK được sản xuất tại xưởng nên cam kết sản phẩm có chất liệu tốt, kỹ thuật sản xuất cao và mẫu mã đẹp mắt. Ngoài ra, mỗi lô hàng VNXK đều có đính logo hàng hiệu sang chảnh, giúp khách hàng tự tin hơn mỗi khi diện chúng. Một ưu điểm đặc biệt của mặt hàng này là giá thành rẻ hơn rất nhiều lần so với hàng hiệu nhập trở lại trong nước.

Bên cạnh những điểm mạnh kể trên, hàng VNXK vô tình nhận phải “điểm trừ” lớn từ khách hàng vì mắc phải một số lỗi nghiêm trọng như giới hạn về màu sắc và kích cỡ, lỗi về đường may, chỉ thừa hoặc thiếu tag. Tệ nhất là khi mua hàng VNXK, người dùng có thể gặp phải hàng nhái kém chất lượng.

Bật mí kinh nghiệm mua hàng VNXK chuẩn nhất

Nếu các bạn đã hiểu rõ những mặt hàng VNXK là hàng gì nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm khi mua hàng VNXK, hãy lưu lại 5 điều dưới đây để áp dụng khi cần thiết:

• Hãy tìm hiểu kỹ càng về độ uy tín của cửa hàng phân phối trực tiếp hàng VNXK hoặc cửa hàng online cung cấp sản phẩm để tránh mua phải hàng nhái trôi nổi.

• Quan sát số lượng sản phẩm bán ra thường xuyên để nhận biết cửa hàng đó có thực sự đáng tin cậy hay không.

• Khi lựa chọn mua hàng trực tiếp tại cửa hàng, các bạn hãy dựa vào cách phân biệt hàng VNXK thật hay giả ở trên để mua được hàng chính hãng.

• Trong trường hợp mua hàng trực tiếp, đừng ngần ngại mà hãy yêu cầu cửa hàng cho xem hàng thực tế. Các bạn nên chú ý đến nhãn mác, đường may trên ảnh mà cửa hàng cung cấp.

• Ưu tiên chọn mua hàng VNXK tại những cửa hàng cho phép đổi trả nếu xảy ra vấn đề. Đây được xem là cách bảo vệ quyền lợi của các bạn và là một phương thức thể hiện trách nhiệm của cửa hàng với hàng hóa được bán ra.

Tóm lại, hàng VNXK là mặt hàng đáng mua vì đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng về chất lượng và thương hiệu. Nên nhớ, việc phân biệt hàng VNXK thật và giả đòi hỏi sự cảnh giác cao của người tiêu dùng. Levents hi vọng rằng bài viết về chủ đề “hàng VNXK là gì” hôm nay sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong thời gian sắp tới. Cảm ơn các bạn vì đã đón đọc bài viết lần này.

TPO - Trang Koreaboo đã liệt kê 10 cảnh hôn khó quên nhất trong phim truyền hình Hàn Quốc trong giai đoạn 2010 – 2019.

“Nụ hôn bọt sữa” của Hyun Bin và Ha Ji Won trong “Secret Garden” (Khu vườn bí mật) gây sốt toàn châu Á thời điểm phim lên sóng, thu hút hàng trăm bản chế. Nó được bình chọn là cảnh hôn “hot” nhất năm 2010.

Năm 2011, khán giả khắp châu Á “bấn loạn” với cảnh hôn của Kim Soo Hyun và Suzy trong “Dream High” (Bay cao ước mơ), được gọi là “nụ hôn xe buýt”. Mặc dù cảnh quay rất ngọt ngào nhưng khó thực hiện ngoài đời thực bởi vì xe buýt không bao giờ dừng lâu như vậy để cho đôi uyên ương trao gửi yêu thương.

Cảnh hôn mãnh liệt của Ji Hyun Woo và Yoo In Na trong “Queen And I” (Lá bùa hộ mệnh) từng được khán giả bình chọn là nụ hôn đẹp nhất màn ảnh xứ Hàn. Tương tác ngọt ngào trong phim đưa đẩy cặp sao trở thành người yêu ngoài đời thực. Thời điểm cặp đôi chia tay hai năm sau đó, rất nhiều người hâm mộ bày tỏ sự tiếc nuối.

4. My Love from the Star (2013)

Sau Suzy, Kim Soo Hyun có thêm cảnh hôn gây “bão” châu Á khác là với đàn chị Jun Ji Hyun trong bom tấn truyền hình “My Love from the Star” (Vì sao đưa anh tới) năm 2013. Giữa núi rừng phủ trắng tuyết, nhân vật của Kim Soo Hyun dùng siêu năng lực tạm ngưng thời gian và không gian để hôn trộm “mợ chảnh”.

5. It’s Okay, That’s Love (2014)

Trong bộ phim “It’s Okay, That’s Love” (Chỉ có thể là yêu), Jo In Sung và Gong Hyo Jin đã có phản ứng hóa học tuyệt vời đến nỗi nhiều khán giả tin rằng họ thực sự yêu nhau ngoài đời. Cặp đôi có với nhau nhiều cảnh hôn ngọt ngào, nhưng khó quên nhất là khoảnh khắc “khóa môi” trên bãi biển đêm vừa lãng mạn, vừa rung động.

“Reply 1988” (Lời hồi đáp 1988) là bộ phim truyền hình ăn khách tập trung nhiều vào tình cảm gia đình, nhưng không vì thế mà thiếu đi những phân cảnh tình yêu ngọt ngào “rụng tim”. Sau nhiều năm bỏ lỡ nhau vì tình bạn, nhân vật của Park Bo Gum và Hyeri cuối cùng cũng trở thành người yêu và trao nhau nụ hôn mỹ mãn trên xe lúc cuối phim.

Nhắc đến năm 2016, những “mọt phim Hàn” không thể không xem “Goblin” (Yêu tinh) – bộ phim “hot” nhất năm ở xứ kim chi và toàn châu Á. Một trong những phân cảnh đáng nhớ nhất phim là khoảnh khắc nhân vật của Kim Go Eun trao cho chàng yêu tinh điển trai Gong Yoo nụ hôn đầu trong Pojangmacha (quán nhậu dựng bằng lều bạt trên vỉa hè ở Hàn Quốc) khi cô tròn 18 tuổi – đủ tuổi để uống rượu soju.

8. Strong Girl Bong-Soon (2017)

Cảnh hôn của Park Hyung Sik và Park Bo Young trong “Strong Girl Bong-Soon” (Cô nàng mạnh mẽ Do Bong-soon) gây chú ý nhất năm 2017 chủ yếu là do khác biệt ngoại hình giữa hai người. So với cảnh trên phim, video hậu trường được chia sẻ rầm rộ hơn như một ví dụ cho “sự chênh lệch chiều cao lý tưởng” giữa hai người yêu nhau.

9. What’s Wrong with Secretary Kim? (2018)

So với những cảnh hôn trên, “nụ hôn đi văng” trong “What’s Wrong with Secretary Kim?” (Thư ký Kim sao thế?) có yếu tố 18+ khi nhân vật của Park Seo Joon vừa hôn say đắm vừa cởi khuy áo của “thư ký Kim” Park Min Young. Dù chỉ dừng lại ở đó, nhiều dân mạng kiến nghị nhà đài xếp hạng R (cấm trẻ em dưới 18 tuổi) cho cảnh phim này.

10. When the Camellia Blooms (2019)

“When the Camellia Blooms” (Khi hoa trà nở) một lần nữa chứng minh vị thế nữ hoàng phim hài – lãng mạn của Gong Hyo Jin. Trong bộ phim ăn khách năm 2019 này, cô cùng đàn em Kang Ha Neul đã có nụ hôn vô cùng đáng yêu làm “bùng cháy” cộng đồng mạng châu Á. Nhiều cô gái độc thân đặt ra tiêu chuẩn tìm bạn trai là người đàn ông tốt bụng, ấm áp như nhân vật Hwang Yong Shik.

Thanh Giang tâm sự, cô đang hồ hởi đón nhận “thử thách” mới này. Với tuổi đời còn rất trẻ nhưng Thanh Giang (hiện đang công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam) đã từng thử qua vài chục vai diễn chính phụ trong phim truyền hình. Nhưng vai diễn “để đời”, gây ấn tượng nhất với khán giả của Giang phải kể đến vai Đào trong phim Đất và Người, Trâm trong phim Cỏ lông chông…

Vừa gặp lại Giang sau chuyến đi “du hí” cùng gia đình tại Trung Quốc, vẫn mái tóc suôn dài tự nhiên, cười nói thoải mái, cô tâm sự về chuyện buồn vui quanh những vai diễn.

Chuyện dở khóc dở cười khi đóng phim

Theo Giang, nghề diễn khá vất vả, nếu ai không có sự say mê thì khó có thể gắn bó với nó một cách lâu dài. Để có một cảnh nhỏ trên phim, thậm chí phải quay mấy tiếng đồng hồ, diễn viên phải đứng dưới trời nắng gắt hoặc gió rét, diễn đi diễn lại nhiều lần tới khi đạo diễn ưng ý thì thôi.

Không chỉ có thế, sự tò mò, vây bủa của khán giả cũng khiến diễn viên phân tán, thiếu tập trung, đặc biệt là những cảnh khóc lóc, đau buồn hoặc cảnh nóng, thì khó mà “nhập vai” được.

Trong bộ phim Cỏ lông chông, đã phát trên VTV1, Giang vào vai một cô gái thôn quê tên Trâm, nghèo khổ, mù quáng trong tình yêu đến mức không hay biết người yêu mình đã có vợ. Cô thôn nữ đều đặn gửi cho người yêu những cánh thư nồng nàn mong nhớ, song, đến khi biết được sự thật, Trâm suy sụp.

Cỏ lông chông có cảnh Trâm chạy theo đoàn tàu, khóc lóc, réo gọi tên người yêu. Để cảnh phim chân thật, đạo diễn đã chọn thời điểm tàu vừa dừng lại ở ga, hàng trăm người đang lên, xuống tàu và Giang phải lăn lê, bò toài, nước mắt giàn giụa, gọi “anh ơi!” trước bao ánh nhìn của mọi người ở sân ga.

Thanh Giang chuyên “đóng đinh” với những vai hiền lành,

đau khổ mà cũng không thoát được “miệng lưỡi thế gian”.

“Nhiều người không biết mình đóng phim đã chạy tới xốc vai và bảo: “Dậy đi cháu, sao lại khóc lóc khổ thế, có chuyện gì thế?”, Giang nhớ lại. Đang nước mắt ngắn nước mắt dài, Giang đành phải quay lại…cười: “Cháu đang đóng phim”.

Hay trong phim Hắn và tôi, Giang vào vai cô gái đẹp nhất làng, được bao chàng trai mong nhớ, nhưng không ai yêu cô thật lòng. Cuối cùng, một ông rất già (diễn viên Văn Hiệp đóng) đã đến với cô, chính nhờ tình yêu chân thành của người đó, cô gái đã gật đầu đồng ý.

Bộ phim lấy bối cảnh ngày xưa, cảnh đón dâu thường “diễn” ra qua sông qua đò. Đến lúc bước xuống đò, nhìn cô dâu, chú rể, kẻ cao người thấp, người trẻ đẹp, kẻ già nhăn nhúm đã khiến tất cả người dân và đoàn làm phim cười nghiêng ngả. Bản thân Giang cũng không nhịn được cười.

Cảnh hôn nhau của cô Đào trong phim Đất và Người của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cũng vậy, người dân cứ đổ ra xem, khiến hai anh em không thể nào diễn được. Cuối cùng, đạo diễn đành dùng cách… hôn giả.

“Có những khán giả khiến tôi vô cùng bức xúc”

“Khán giả hâm mộ biểu hiện tình cảm khác nhau, có người trân trọng, quí mến, có người lại nói những câu xúc phạm khiến tôi rất buồn, rất khó chịu. Gặp phải trường hợp này, tôi đã cố gắng đanh đá để bật lại” - “cô Đào” trong Đất và Người tâm sự.

Có lần đi ngoài đường, Thanh Giang đang đứng ở chỗ đèn xanh đèn đỏ thì bị ba thanh niên trên một chiếc xe đỗ cùng chiều nhìn thẳng vào mặt và buông những lời vô văn hoá. Họ dùng từ rất bậy, khiến Giang nóng mặt và tức phát điên. Cũng không thiếu lần, Giang bị ve vãn, “bám đuôi”...

“Đấy là tôi toàn đóng những vai gây được thiện cảm, chưa làm gì xấu mà còn bị người ta nói như thế. Trách gì những diễn viên đóng vai phản diện khổ sở khi ra ngoài đường bị người ta chửi rủa. Tôi thấy diễn viên thiệt thòi lắm!”, Giang than thở.

Quả thực, có những khán giả rất thích vai diễn của Giang, họ gọi cô bằng tên nhân vật trên phim, nhưng cũng có những người lại nghĩ diễn viên là những “thứ ba lăng nhăng, vớ vớ vẩn vẩn”. Giang thấy thất vọng khi mình được ăn học đàng hoàng mà lại bị coi thường.

Cô còn bức xúc hơn khi trong chuyến du lịch Trung Quốc cách đây hai tuần, một ông giám đốc đi cùng đoàn đã phát biểu thẳng quan niệm của mình: “Nghề diễn viên nhận đồng tiền cát-sê. Đó chỉ là những đồng tiền bố thí”. Giang cảm thấy tủi thân vô cùng, mỗi lần nhắc lại, cô lại nghẹn lời, ức phát khóc.

“Bị bạn diễn tán tỉnh là điều… khó tránh”

Áp lực đè lên vai nữ diễn viên không chỉ đến từ sự thái quá của khán giả, nhiều khi còn đến từ những người bạn diễn. Giang thừa nhận, đóng cặp với nhau dễ nảy sinh tình cảm nhưng sự việc đi đến đâu đều do bản thân mình quyết định. Bản thân Giang sẽ từ chối thẳng thừng nếu bạn diễn muốn biến “phim giả tình thật”. Cô quan niệm, công việc chỉ là công việc và chỉ nên dừng lại ở sự cảm thông giữa những người đồng nghiệp với nhau. Giang tâm sự, cô cũng không bao giờ muốn yêu một người trong nghề.

“Trên phim, có thể khán giả thấy cặp diễn viên này đẹp đôi, nhưng đó chỉ là phim ảnh, sự hào nhoáng mà thôi. Tôi đã có một gia đình hạnh phúc, đủ đầy. Một người chồng hết lòng yêu thương, chiều chuộng vợ; một bé gái bụ bẫm, đáng yêu; bố mẹ chồng cũng thương tôi, hiểu tôi. Vì thế, tôi không thể đứng núi này trông núi nọ hay làm điều gì không phải với những người thân của mình”, Giang chia sẻ.