© NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028)39302288 - Zalo: 0932170886 Email: [email protected]
© NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028)39302288 - Zalo: 0932170886 Email: [email protected]
Trở thành một chuyên viên pháp lý là mơ ước của khá nhiều người nhưng để hiện thực hóa điều đó, bạn cần phải có đáp ứng được các tiêu chuẩn khá khắt khe. Hãy cùng tìm hiểu điều kiện để trở thành chuyên viên pháp lý là gì nhé.
Để làm chuyên viên pháp lý bạn cần tốt nghiệp hệ cử nhân hoặc thạc sĩ chuyên ngành Luật. Hoặc tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hệ thống Luật, quy trình pháp lý và các nguyên tắc cơ bản liên quan đến pháp luật.
Người làm chuyên viên pháp lý cần có kiến thức sâu rộng, nắm chắc các lĩnh vực pháp lý liên quan đến tổ chức hoặc công ty mình đang và sẽ làm việc. Trong đó, nổi bật nhất là Luật doanh nghiệp, Luật tài chính, Luật lao động, Luật bất động sản hoặc các lĩnh vực khác tuỳ thuộc vào hoạt động của đơn vị.
– Kỹ năng nghiên cứu và phân tích: Đây là kỹ năng quan trọng nhất mà một chuyên viên pháp lý cần có. Trước một sự việc, một vấn đề pháp lý xảy ra, chuyên viên pháp lý phải tìm hiểu và phân tích cẩn thận, tỉ mỉ để hiểu rõ trường hợp đó vi phạm ở quy định nào, mức độ nghiêm trọng của sự việc ra sao. Dựa vào đó có thể đưa ra biện pháp hoặc hướng xử lý phù hợp, tránh chủ thể mắc sai phạm khó tháo gỡ hơn.
– Kỹ năng viết và giao tiếp: Không chỉ có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, người làm chuyên viên pháp lý cũng cần có kỹ năng viết và giao tiếp thành thạo. Cần có khả năng viết và soạn thảo văn bản pháp lý, hợp đồng và báo cáo pháp lý một cách rõ ràng, rành mạch và chuẩn theo quy định. Ngoài ra, khả năng giao tiếp tốt là kỹ năng cần thiết để giúp truyền đạt dễ dàng các thông tin pháp lý cho các bên có liên quan.
– Kỹ năng tư duy phân tích và giải quyết vấn đề: Một sự việc không mong muốn xảy ra, nhất là các tình huống nguy hiểm trong hướng ngàn cân treo sợi tóc khi có một chuyên viên pháp lý có tư duy logic tốt, nắm bắt trọng tâm vấn đề thì quá trình giải quyết sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
– Kỹ năng bảo mật thông tin và làm việc nhóm: Đặc trưng của ngành pháp lý là các thông tin đã và đang xử lý đều phải giữ kín trước khi đưa ra công khai. Trong quá trình điều tra, đánh giá không chỉ có mình chuyên viên pháp lý mà có nhiều bên phối hợp nên rất cần kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp để mang lại kết quả tốt.
– Có tính trung thực, kiên nhẫn và tỉ mỉ, chịu áp lực cao
Do công việc liên quan đến Pháp luật do nhà nước ban hành nên đòi hỏi người làm việc cần có đức tính trung thực, kiên nhẫn, tỉ mỉ, chịu được áp lực cao. Do xã hội ngày càng phát triển nên các nghị định, quy định liên tục được bổ sung, nên là các chuyên viên pháp lý phải cập nhật kịp thời. Điều này cũng tạo áp lực sự căng thẳng lên đôi vai của người làm công việc này.
Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng chuyên viên pháp lý sử dụng để xác định khả năng giải quyết những mâu thuẫn liên quan giữa niềm tin cá nhân của bạn và công việc. Họ cũng muốn xác định xem bạn có phải là người dễ bị lung lay và bất chấp để có thể hoàn thành được công việc của mình hay không. Vì vậy, bạn nên lưu ý đưa ra được cách giải quyết dung hòa giữa niềm tin cá nhân và công việc của mình. Hãy đảm bảo yếu tố liên quan đến vấn đề đạo đức và tính chính trực của mình lên đầu.
Với xu thế kinh tế hội nhập hiện tại thì hầu như các công ty lớn nhỏ đều có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế. Do vậy, những người đang học chuyên ngành Luật không quá khó để kiếm việc làm sau tốt nghiệp.
Hiện tại, các bạn có thể xin việc làm chuyên viên pháp chế qua các kênh sau:
– Nộp trực tiếp hồ sơ tại doanh nghiệp, tập đoàn đang có nhu cầu tuyển dụng qua website, fanpage chính thức.
– Tìm kiếm các tin tuyển dụng liên quan đến ngành chuyên viên pháp lý tại các nhóm trên mạng xã hội.
– Tìm kiếm việc làm trên các website tuyển dụng việc làm uy tín, chuyên nghiệp như Careerlink.vn.
Bài viết trên, Careerlink đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chuyên viên pháp lý là gì và các vấn đề cần thiết có liên quan. Hy vọng đây sẽ là bài tham khảo hữu ích cho các bạn trong quá trình định hướng nghề nghiệp và tìm việc làm chuyên viên pháp lý.
Hiện nay, chuyên viên pháp lý có thể làm việc ở các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn hay các công ty Luật… Và công việc chủ yếu của những người làm chuyên viên pháp lý đó là:
– Chuyên viên pháp lý sẽ đảm nhận công việc soạn thảo văn bản, tài liệu pháp lý và các hợp đồng với các bên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
– Kiểm tra và xác thực tính hợp pháp của những loại hợp đồng và tài liệu khác nhau. Bổ sung hoặc chỉnh sửa lại những thông tin trong tài liệu, văn bản hay hợp đồng có tính nhất quán và đúng theo quy định của pháp luật.
– Đảm bảo cho những thông tin ở trong các loại hợp đồng, tài liệu có tính chính xác và hợp pháp cao nhất.
Chuyên viên pháp lý là làm gì? Đóng vai trò quan trọng như thế trong sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, vậy thì công việc của một chuyên viên pháp lý là gì? Cùng xem nội dung chi tiết sau:
Để trở thành một chuyên viên pháp lý thực thụ bạn sẽ cần có và trau dồi những kỹ năng sau đây.
Không chỉ làm việc với các tài liệu, văn bản pháp luật,… Các chuyên viên pháp lý còn cần làm việc với rất nhiều đơn vị và cá nhân liên quan khác. Để có thể đàm phán với các đối tác bên ngoài, chuyên viên pháp lý cần có kỹ năng giao tiếp tốt.
Hơn nữa, chuyên viên pháp lý còn có vai trò truyền đạt và tư vấn pháp luật cho các cấp quản lý, vì thể cần thể hiện sự rõ ràng và chi tiết qua từng lời nói, tránh gây có hiểu cho người tiếp nhận thông tin.
Ngoài ra, vị trí này còn phải tiếp xúc với các cơ quan pháp luật, truyền thông, công chúng. Vì vậy, việc sở hữu kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt sẽ giúp chuyên viên pháp lý có thể xử lý công việc thuận lợi và nhanh chóng hơn, tránh gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Chuyên viên pháp lý đóng vai trò xây dựng cũng như kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách cùng các thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Họ cũng chính là những người thực hiện soạn thảo văn bản pháp lý, hợp đồng của doanh nghiệp. Chính vì thế chuyên viên pháp lý cần bảo mật tuyệt đối các thông tin.
Vấn đề liên quan đến pháp lý sẽ gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi nhân viên trong phòng ban sẽ đảm nhận vai trò riêng, từ đó tổng hợp và xâu chuỗi lại với nhau để phục vụ cho mục tiêu của doanh nghiệp.
Vì vậy, bên cạnh có khả năng làm việc độc lập thì bạn cũng cần trau dồi kỹ làm việc nhóm và đảm bảo công việc riêng của mình sẽ phối hợp nhịp nhàng với công việc của đội.
Tất nhiên, để có thể được nhận vào một doanh nghiệp với vị trí chuyên viên pháp lý, bạn cần phải trải qua các cuộc phỏng vấn, nhằm giúp nhà tuyển dụng có thể hiểu thêm về năng lực và kinh nghiệm của bạn. Để chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn của mình bạn có thể tham khảo một số câu hỏi sau đây.