BTO-Năm học mới cùng với niềm vui háo hức được đến trường sau 3 tháng hè xa cách của các cô cậu học sinh là nổi lo lắng về tài chính của các bậc phụ huynh.
BTO-Năm học mới cùng với niềm vui háo hức được đến trường sau 3 tháng hè xa cách của các cô cậu học sinh là nổi lo lắng về tài chính của các bậc phụ huynh.
Tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019, độ tuổi của học sinh với từng cấp học trong giáo dục phổ thông được quy định như sau:
- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp 01 đến hết lớp 05. Tuổi của học sinh vào học lớp 1 là 06 tuổi và được tính theo năm.
- Giáo dục THCS được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi và được tính theo năm.
- Giáo dục THPT được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi và được tính theo năm.
Những khoản tiền nào nhà trường được phép thu đầu năm học 2023-2024? (Hình từ Internet)
Theo pháp luật hiện hành, nhà trường được cho phép thu các khoản thu đầu năm học của học sinh bao gồm: học phí; tiền dạy học thêm theo luật và được thu hộ tiền BHYT. Sau đây là chi tiết thông tin các khoản tiền nhà trường được phép thu đầu năm học cụ thể bao gồm:
(1) Học phí (theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP):
Theo đó, khung học phí bắt đầu từ năm học 2023-2024, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và được điều chỉnh theo các yếu tố sau:
- Tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng,
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và
- Khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.
Căn cứ theo khung học phí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần quy định.
Đối với địa bàn có khả năng xã hội hóa cao, căn cứ chính sách phát triển giáo dục của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định khung học phí hoặc mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.
Học sinh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT với mức tối thiểu là 30%. Theo đó, mức đóng BHYT hàng tháng đối với học sinh là bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Chính vì vậy, mức đóng BHYT hàng tháng của học sinh là 81.000 đồng/tháng (chưa bao gồm mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước).
*Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (áp dụng từ ngày 01/07/2023 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
(Căn cứ theo Điều 4; điểm đ khoản 1 Điều 7; điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)
(3) Tiền học thêm trong nhà trường (Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT)
Mức thu tiền học thêm do cha mẹ học sinh với nhà trường thỏa thuận.
Tiền học thêm trong nhà trường được sử dụng để chi trả các khoản sau:
- Thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường.
- Tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
Ngoài các khoản thu chính trên, từng nhà trường tại địa phương có các khoản thu đầu năm học khác đối với học sinh, ví dụ theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội áp dụng với các cơ sở giáo dục phổ thông công lập tại Hà Nội:
- Tiền ăn: Thỏa thuận với cha mẹ học sinh.
- Chăm sóc bán trú (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở): Không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng.
- Trang thiết bị phục vụ bán trú
Đối với học sinh mầm non: không quá 150.000 đồng/học sinh/năm học.
- Học sinh mầm non: Không quá 150.000 đồng/học sinh/năm học.
- Học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở: Không quá 100.000 đồng/học sinh/năm học
Học sinh (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Giáo dục thường xuyên): Không quá 12.000 đồng/học sinh/tháng.
Thu chi viện trợ, quà biếu, tặng, cho; thu tài trợ
Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu
Lưu ý: Các quy định về khoản tiền nhà trường được phép thu đầu năm học trên áp dụng đối với học sinh học tập tại các trường công lập.
Tại Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, học sinh thuộc các trường hợp sau đây sẽ được miễn học phí (áp dụng với học sinh học tập tại trường công lập):
- Học sinh thuộc đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng.
- Học sinh phổ thông học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo
- Học sinh phổ thông học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP.
- Học sinh THCS ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (từ ngày 01/09/2022). Học sinh THCS còn lại miễn học phí từ năm học 2025 - 2026.
- Học sinh hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
- Học sinh học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
- Học sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
- Học sinh là người dân tộc thiểu số ít người bao gồm các dân tộc như sau: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ
Thời điểm này, các trường đã tổ chức gặp mặt học sinh và phụ huynh, trong đó một số trường đã triển khai, thông báo các khoản thu cho năm học mới đến phụ huynh.
Ngoài các khoản thu như: tiền ăn bán trú, tiền nước uống, ấn phẩm, các khoản thu hộ gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể…, phụ huynh cho biết còn nhiều khoản thu tự nguyện khác phải nộp vào buổi họp đầu năm như: quỹ lớp, cơ sở vật chất, bảo dưỡng điều hòa… khiến không ít gia đình thêm áp lực tài chính.
Chị Nguyễn Thu Hường – phụ huynh có con học lớp 4 một trường tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội cho biết, lớp con chị vừa họp phụ huynh đầu năm học 2024-2025, trong đó đã thống nhất quỹ lớp đầu năm tạm thời thu là 900.000 đồng/học sinh.
Tuy nhiên, ngoài số tiền này, phụ huynh lớp được kêu gọi đóng thêm 500.000 đồng/học sinh để sửa chữa điều hòa, trong khi trước đó vào đầu tháng 8, mỗi học sinh cũng đã đóng 200.000 đồng tiền sửa chữa một điều hòa khác. Như vậy, riêng về tiền cơ sở vật chất, phụ huynh phải nộp 700.000 đồng cho con (số tiền này được thu tách ra khỏi tiền quỹ lớp).
Theo chị Hường, trong số phụ huynh của lớp, có người đề xuất mua điều hòa mới cho các con thay vì sửa chữa vì chi phí mua mới cũng tương đương. Tuy nhiên, do chưa thỏa mãn về khoản thu tự nguyện này nên hiện phụ huynh trong lớp con chị Hường mới chỉ đóng tiền quỹ lớp.
Chị Hường thắc mắc, sửa chữa trang thiết bị trong lớp có nằm trong danh mục các khoản thu của ban phụ huynh lớp? Nếu lớp trang bị điều hòa mới cho các con thì sang năm, khi lên lớp 5, các con có được đem theo hay không?
Các khoản thu đầu năm học luôn là mối bận tâm lớn của phụ huynh khi vấn nạn lạm thu vẫn luôn tái diễn mỗi dịp đầu năm học mới.
Khoảng giữa tháng 8/2024, dư luận bức xúc khi một học sinh lớp 12 bị Trường THPT Ngô Quyền (Đông Anh, Hà Nội) dừng đào tạo khi bố của học sinh này thay mặt một số phụ huynh gửi câu hỏi và làm việc với nhà trường về việc thành lập lớp chất lượng cao và việc học phí sẽ tăng.
Sau phản ánh của báo chí, Sở GDĐT Hà Nội đã vào cuộc yêu cầu Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh có trách nhiệm bố trí, sắp xếp học sinh vào các lớp bảo đảm đúng quy định.
Sở cũng yêu cầu nhà trường thông tin công khai theo quy định trong đó có thu, chi tài chính của nhà trường.
8 khoản tiền Ban phụ huynh không được thu của học sinh
Việc xã hội hóa để có kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm những trang thiết bị dạy học hiện đại... là điều thực sự cần thiết và đối tượng hưởng lợi chính là con em mình. Tuy nhiên, việc minh bạch các khoản thu là yêu cầu cần thiết được đặt ra.
Bên cạnh các khoản tiền nhà trường được phép thu như học phí, bảo hiểm y tế, tiền ăn chăm sóc bán trú, tiền đồng phục, tiền nước uống… thì theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT, Ban đại diện phụ huynh không được quyên góp của người học và gia đình người học những khoản ủng hộ không tự nguyện và không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban.
Bao gồm 8 khoản thu sau: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường; bảo vệ an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Thông tư 55 cũng quy định, Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu 2 khoản, gồm: Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác; kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trích từ kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo đề nghị tại cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học.
Trước thềm năm học mới, Bộ GDĐT đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung chuẩn bị cho năm học 2024-2025.
Trong đó, Bộ GDĐT đề nghị các địa phương triển khai các giải pháp tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước để thực hiện đúng quy định quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu, chi ngay từ đầu năm học.