Khoảng thời gian đầu mới sang Nhật, nhiều bạn có xu hướng mang theo rất nhiều đồ đạc, vật dụng vì sợ mua bên Nhật đắt đỏ. Tuy nhiên, các bạn không biết rằng có không ít những đồ cấm mang sang Nhật. Dẫn đến một số trường hợp bị phát hiện và tịch thu ngay ở sân bay. Do vậy, để giúp các bạn có một chuyến đi thuận lợi và an toàn nhất. Hãy cùng JVNET check ngay danh sách những thứ cấm mang sang Nhật nhé!
Khoảng thời gian đầu mới sang Nhật, nhiều bạn có xu hướng mang theo rất nhiều đồ đạc, vật dụng vì sợ mua bên Nhật đắt đỏ. Tuy nhiên, các bạn không biết rằng có không ít những đồ cấm mang sang Nhật. Dẫn đến một số trường hợp bị phát hiện và tịch thu ngay ở sân bay. Do vậy, để giúp các bạn có một chuyến đi thuận lợi và an toàn nhất. Hãy cùng JVNET check ngay danh sách những thứ cấm mang sang Nhật nhé!
Trong lúc giao tiếp ở Nhật Bản luôn có sự tôn trọng nhất định và họ luôn dùng hai tay để nhận hoặc trao đồ. Tại các quầy thanh toán trong cửa hàng, thay vì đưa trực tiếp cho thu ngân thì người Nhật thường để tiền vào khay nhỏ để hạn chế việc trao đổi bằng một tay.
Việc ngồi bắt chéo chân tưởng chừng như là rất bình thường ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, trong văn hóa giao tiếp của Nhật Bản, hành động vắt chéo chân khi ngồi thể hiện sự thiếu khiêm tốn và bất lịch sự. Vì vậy, khi đến Nhật bạn nên ngồi quỳ trên đầu gối – kiểu ngồi truyền thống.
Bên cạnh những quy tắc trong giao tiếp và trong ăn uống thì người Nhật còn rất chú trọng văn hoá công cộng. Cụ thể, bạn nên biết những điều cấm kỵ ở Nhật Bản tại nơi công cộng như:
Ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, tuy nhiên khi đi tắm ở các suối này người Nhật rất hiếm khi mặc đồ bơi hay bikini, hầu như họ đều khỏa thân. Ngoại trừ một số trường hợp trên người có hình xăm thì nên được che lại. Thậm chí có nhiều nơi còn cấm các du khách có hình xăm đến khu tắm công cộng.
Học cách xếp hàng và không chen ngang vào hàng sẽ giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm hơn từ những người dân bản địa, bởi nếu sống ở đây bạn sẽ thấy rằng từ các thang cuốn đến cửa hàng,… mọi người đều xếp hàng một cách rất chỉnh tề và trật tự. Ngay cả tàu điện ngầm hay ga xe lửa luôn là đông đúc, nhất là vào giờ cao điểm buổi sáng, nhưng người Nhật vẫn giữ cách cư xử đúng mực.
Ở Nhật, mua bán là đúng giá và hầu hết các cửa hàng tại siêu thị Nhật đều ghi rõ giá cả, không thể bớt được do đó nếu bạn kỳ kèo hay ra giá sẽ được coi là thất lễ.
Nếu bạn để lại tiền tip sau khi đi taxi, ăn tại nhà hàng hoặc được người khác chăm sóc thì cũng đừng quá ngạc nhiên nếu bị đuổi theo trả lại bởi họ nghĩ rằng bạn đã quên lấy tiền thừa.
Ở Nhật, người thường tránh quay đầu về hướng Bắc khi đi ngủ, vì trong văn hóa họ, khi có người qua đời họ sẽ đặt người đã mất theo hướng này. Đây cũng là một trong những điều lưu ý khi ở Nhật mà bạn cần biết khi đến thăm nhà người dân bản địa, bởi họ rất chú trọng đến điều này.
Tốt nhất nên tặng những món quà phù hợp với sở thích của người nhận, nhưng đối với người bệnh, có thể có những món không ăn được và không sử dụng được. Đặc biệt là có những trường hợp người ốm không ăn được một số loại bánh kẹo, hoa quả. Nếu có thể, trước khi chọn quà thăm hỏi hãy hỏi thăm người nhà bệnh nhân trước.
Tránh tặng những loại hoa có mùi hương mạnh mà nên tặng những loại hoa có màu sắc dịu nhẹ tránh tặng hoa loa kèn, hoa cúc, hoa cẩm tú cầu cho người ốm vì nhưng loại hoa này chỉ dùng cho đám tang. Bên cạnh đó, mặc dù hoa màu đỏ cũng đẹp mắt tuy nhiên có thể khiến cho người ta liên tưởng đến màu máu. Vì vậy, bạn cũng nên tránh tặng hoa màu đỏ.
Tốt nhất bạn không nên tặng khăn mùi xoa nếu không muốn quan hệ với bạn bè xấu đi. Bởi người Nhật quan niệm rằng, tặng khăn mùi xoa chính là hành động ám chỉ bạn muốn cắt đứt quan hệ với họ.
Người nhật cũng rất kiêng kỵ việc 3 người chụp chung 1 bức ảnh. Bởi nếu 3 người chụp chung với nhau thì người đứng giữa sẽ bị 2 người đứng ở 2 bên kẹp lấy. Đây chính là một điềm không may mắn.
Trong văn hoá của Nhật Bản cũng có rất nhiều điều cấm kỵ mà bạn nên tránh như:
Số 4 là điều cấm kỵ đầu tiên trong những điều cấm kỵ trong văn hóa ở Nhật Bản. Theo đó, đối với một số nước theo văn hóa chữ Hán trong đó có Nhật Bản, số 4 có đồng âm với chữ “Tử” (nghĩa là chết), chính vì lý do này nên người ta thường kiêng, tránh dùng số 4 và coi chữ số 4 như một nỗi bất hạnh hoặc điềm gở.
Tại Nhật Bản, trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào, bạn nên cởi bỏ giày dép để ở ngoài cửa bởi trong nhà thường sẽ có dép đi riêng để tránh cho người Nhật nghĩ rằng bạn đang thiếu tôn trọng họ.
Trên đây là một số thông tin về những điều cấm kỵ ở Nhật Bản mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn khi đi du học cũng như xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Đừng quên truy cập Cuộc sống ở Nhật để đọc thêm các bài viết liên quan nhé.
Ngoài ra, GSS Việt Nam hiện là đơn vị cung cấp Dịch vụ lấy tiền Nenkin hàng đầu tại Việt Nam. Nếu bạn đang cần lấy lại tiền Nenkin một cách nhanh chóng và uy tín? GGS Việt Nam chính là đối tác đáng tin cậy của bạn, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, giúp bạn giải quyết mọi thắc mắc và mang đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất trong việc lấy lại tiền Nenkin.
Bạn muốn lấy Nenkin nhanh chóng?
Mặc dù sốt đậu nành là một món ăn ngon và bổ dưỡng trong nấu ăn hàng ngày của người Nhật tuy nhiên người dân nơi đây lại hạn chế dùng nước sốt này lên cơm trắng. Vì họ tin rằng thường xuyên làm việc này sẽ mang lại những điều không may mắn, xui xẻo.
Phát ra âm thanh trong khi ăn dễ gây mất thiện cảm và có thể khiến cho người đối diện khó chịu. Vì người Nhật họ cho rằng miệng chính là tượng trưng cho tài khố của bản mệnh, do đó nếu bạn có thói quen này thì nên sửa càng sớm càng tốt.
Ở Nhật, mang thức ăn thừa về nhà khi đến nhà bạn bè, người quen dự lễ cưới, sinh nhật, tiệc tùng,… được coi là hành động thiếu sự tôn trọng chủ nhà. Người Nhật cũng rất kiêng kỵ việc bới đi bới lại thức ăn khi ăn cơm, đây được cho là thói xấu mà bạn cần tránh để không làm mất lòng người bản địa.
Ý thức của người Nhật rất cao, họ cho rằng việc ăn uống khi đi ngoài đường hay tàu điện ngầm sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh, mùi thức ăn hay âm thanh phát ra khi nhai có thể khiến người khác thấy phiền và khó chịu.
Thêm một điều bạn cần lưu ý đó là các chất lỏng cũng thuộc list những đồ vật cấm mang Nhật. Bao gồm là: sơn, chất tẩy rửa, thuốc xịt muỗi, cồn,… Tuy nhiên, một số loại đồ uống, nước hoa hoặc mỹ phẩm,… nếu bạn mua tại cửa hàng trong sân bay thì được cầm theo.
Tại Nhật Bản, người ta thường sử dụng đũa để gắp các mảnh hài cốt còn sót lại của người quá cố khi hỏa táng cho vào bình đựng di cốt. Chính vì vậy hành động dùng đũa để truyền thức ăn cho người khác được coi là mất lịch sự và có thể làm bữa cơm bị gián đoạn.
Người Nhật không bao giờ cắm đũa vào bát thức ăn, đặc biệt là bát cơm, bởi chỉ trong đám tang, người ta mới cắm đũa vào bát cơm và đặt lên bàn thờ.
Bạn muốn lấy Nenkin nhanh chóng?
Việc sắp xếp hành lý gọn gàng và đầy đủ đồ dùng cần thiết cho hành trình đi XKLĐ Nhật là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, các bạn đừng quá lo lắng bởi JVNET sẽ bật mí những lưu ý quan trọng ngay dưới đây.
Danh sách những đồ hạn chế gửi ở hành lý xách tay
Để tránh gặp những vấn đề phát sinh đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình kiểm tra an ninh. Bạn cần nắm rõ danh sách các món đồ hạn chế khi gửi ở hành lý xách tay đó là:
– Các chất lỏng, thực phẩm dạng gel như: thuốc xịt, mỹ phẩm, nước hoa, sữa,… (tối đa 1 lít và niêm phong trong túi nhựa)
– Đồ vật dễ vỡ được làm bằng thủy tinh, sứ,…
– Các loại nhạc cụ như: sáo, kèn,…
– Đồ ăn vặt khô: snack, lương khô,…
Danh sách những đồ hạn chế gửi ở hành lý ký gửi
Khi đi Nhật, các bạn phải biết những món đồ hạn chế khi gửi trong hành lý ký gửi. Qua đó giúp bạn không mất nhiều thời gian và gặp rắc rối trong quá trình kiểm tra hành lý.
– Giấy tờ, vật dụng có giá trị bao gồm: giấy tờ cá nhân (hộ chiếu, căn cước công dân,…), tiền mặt, đồ trang sức,…
– Những món đồ dễ vỡ hoặc dễ hỏng: gốm sứ, bình hoa, chai lọ, khung tranh,…
– Pin sạc dự phòng của các thiết bị điện tử
– Sản phẩm công nghệ như: điện thoại, ipad, laptop, máy ảnh,… không nên đặt trong hành lý xách tay tránh bị vỡ, mất cắp
Tuân thủ quy định hành lý xách tay, ký gửi của Công ty XKLĐ
Thông thường có 2 dạng hành lý được mang lên máy bay sang Nhật đó là xách tay và ký gửi. Mỗi hãng hàng không sẽ quy định về khối lượng, kích thước cụ thể khác nhau.
Đối với hành lý xách tay, thông thường không vượt ngưỡng 10kg. Riêng hãng Vietjet Air thì không quá 7kg. Ngoài ra, tổng kích thước 3 chiều phải nhỏ hơn 115cm. Còn hành lý ký gửi trọng lượng dưới 23kg và tổng 3 chiều không vượt mức 203cm.
Ngoài ra, các bạn chú ý không được đem theo các đồ dùng sau trong hành lý xách tay và ký gửi:
– Vật dụng gây nguy hiểm: dao, kéo, búa kìm, gậy, búa,…
– Các chất độc hại: axit, chất phóng xạ, thuốc trừ sâu, chất độc, chất nổ,…
– Loại thực phẩm tươi sống từ thịt, cá, rau củ quả,…
– Các dụng cụ: súng điện, bình xịt hơi cay, bình xịt dung dịch axit, bình xịt chất hóa học,…
– Đồ chơi giống vũ khí nguy hiểm: súng, bom, lựu đạn, mìn,…
List đồ TTS thường mang nhưng bị cấm mang vào Nhật
Chắc hẳn tâm lý của mỗi bạn khi đến một đất nước mới xa lạ sẽ luôn muốn mang theo rất nhiều thứ. Nhưng vô tình, trong hành lý các bạn mang lại chứa những đồ cấm mang sang Nhật như hoa quả tươi hoặc sấy khô, thực phẩm đã qua chế biến, các loại mì, các loại bánh, …. Cụ thể như:
– Các loại bánh như: bánh chưng, bánh giò, các loại bánh cho nhân thịt,…
– Hoa quả tươi hoặc sấy khô như: mít, xoài, ổi, vải, bưởi, cam, táo, đào,…
– Thực phẩm đã qua chế biến: giò, xúc xích, chả, lạp xưởng, nem chua, ruốc, trứng, cá khô, bánh pía nhân sầu riêng, …
– Các loại mì có chứa topping như các loại thịt khô, xúc xích,…
– Tất cả các loại thịt, hải sản tươi sống như thịt bò, thịt lợn, tôm, cua, cá, mực,…
Xem thêm: Có được mang mực khô sang Nhật không?