Một trong các thành phố giáp biển này được mệnh danh là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”.
Một trong các thành phố giáp biển này được mệnh danh là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”.
Việc xác định Việt Nam giáp với nước nào là một vấn đề rất quan trọng về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, xã hội.
Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP quy định về nước láng giếng như sau:
Qua đó co thể thấy, nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
- Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài: 1449,566 km;
- Đường biên giới trên đất liền Việt Nam –Campuchia dài: 1137 km
- Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Lào dài: 2067 km.
Theo đó, có thể thấy đường biên giới chung ngắn nhất là Việt Nam - Campuchia với chiều dài khoảng 1137 km, đường biên giới chung dài nhất là Việt Nam – Lào dài khoảng 2067 km.
Đường biên giới Việt Nam giáp với nước nào? Đường biên giới giáp với nước nào là ngắn nhất và với nước nào là dài nhất? (Hình từ Internet)
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có duy nhất một ngân hàng nhà nước là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
Ở mỗi tỉnh, thành phố sẽ có một chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, trong hệ thống các tổ chức tín dụng thì có 04 ngân hàng sau là Ngân hàng Thương mại Nhà nước (do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ):
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank).
- Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu.
- Ngân hàng TNHH MTV Đại dương.
(Theo Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Căn cứ pháp lý: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, khoản 20 Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP, khoản 2 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010
Theo Điều 14 Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định về các hành vi bị cấm về biên giới quốc gia như sau:
- Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;
- Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;
- Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
- Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
- Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
Theo Điều 6 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định về đi vào khu vực biên giới đất liền như sau:
Đồng thời tại Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BQP quy định về đi vào khu vực biên giới đối với người nước ngoài như sau:
Theo đó, quy định về giấy tờ khi người nước ngoài đi vào khu vực biên giới trên đất liền của nước ta như sau:
[1] Đối với người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam: giấy phép do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài thường trú, tạm trú hoặc giấy phép của Giám đốc Công an tỉnh biên giới nơi đến
[2] Cư dân biên giới nước láng giềng: giấy tờ theo quy định của quy chế quản lý biên giới giữa hai nước
[3] Người nước ngoài đi trong các đoàn đại biểu, đoàn cấp cao: phải thông báo bằng văn bản cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết, đồng thời cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn.
Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng nhà nước? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
(Điều 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định tại Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, bao gồm:
- Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
- Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
- Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.
- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.
- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
- Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.
- Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế.
- Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.
- Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
- Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.