Đề Topik Kì 37

Đề Topik Kì 37

Đề thi TOPIK 37 có 2 level phân theo cấp độ. Đề thi gồm Nghe 듣기, Đọc 읽기 và Viết 쓰기 (đối với cấp II). Bộ đề thi TOPIK gồm đề thi, đáp án, File nghe, Kịch bản nghe. Các bạn có thể download về học nhé~

Đề thi TOPIK 37 có 2 level phân theo cấp độ. Đề thi gồm Nghe 듣기, Đọc 읽기 và Viết 쓰기 (đối với cấp II). Bộ đề thi TOPIK gồm đề thi, đáp án, File nghe, Kịch bản nghe. Các bạn có thể download về học nhé~

Cấu trúc đề thi môn viết: có 4 câu làm trong 60 phút

Câu 51: Hoàn thiện câu. Tối đa 3 phút

Một phần không thể thiếu trong việc hình thành câu văn và tạo ra mạch văn cho đoạn văn đó là các liên từ nối câu (접속사). Để đáp án hoàn thiện câu – của Câu 51 được chuẩn các bạn phải nắm rõ nội dung câu trước – câu sau ngoặc đơn (..), phải nắm bắt được xem chúng kết nối với nhau bằng hững liên từ nào vì thông qua liên từ bạn sẽ được mạch văn – mối tương quan của chúng

Ở Câu 51 – 쓰기  sẽ hay rơi vào các chủ đề như quảng cáo, tuyển dụng, tuyển sinh, thông báo bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, chia sẻ đồ đạc, tìm đồ rơi… như vậy nếu chúng ta biết sơ cua chút một số Keyword chính của các nhóm chủ đề này thì việc đọc hiểu và hoàn thiện đáp án cũng nhanh hơn

Câu 52: Đề sẽ cho một đoạn văn ngắn tầm 4-6 câu dạng trần thuật thường được lấy từ bài thi phần đọc và được rút ngắn để biên soạn thành bài thi viết câu 52. Thường là sẽ cung cấp thông tin về các chủ đề trong cuộc sống như xã hội, tâm lí, giáo dục, học sinh, thiên văn học,… Đọc và viết thêm câu văn vào 2 chỗ trống của đoạn văn mà đề cho. Tối đa 4 phút

Câu 53: Dựa vào biểu đồ viết một đoạn văn tối đa trong 200 ~ 300 từ+ Chú ý khoảng cách và những quy tắc viết+ Chỉ cần viết 5-6 câu và chia đuôi quá khứ 았/었다vì biểu đồ khảo sát những vấn đề đã xảy ra

Đề thi TOPIK 37 (cấp 3, 4, 5, 6)

Xin chào, mình là Nhung. Mình đến Hàn Quốc từ năm 2016 và hiện đang học Phd. Tại đây mình chia sẻ những thông tin mà mình đã tích luỹ được về Hàn Quốc, hy vọng sẽ hữu ích với quý độc giả.

Liên Hệ : [email protected]

Facebook : Học Tiếng Hàn Online

Để làm bài tốt môn đọc trong vòng 70 phút cho 50 câu cần phải:

– Đọc dịch nhanh từ trái qua phải, hiểu nghĩa đại khái. HOẶC ĐỌC DỊCH TỪ DƯỚI LÊN

– Đọc các câu trả lời từ trên xuống, chọn được đáp án đúng và ngưng ngay rồi chuyển câu mới

– Đối với câu mới đọc không hiểu nghĩa, đọc 4 câu trả lời rồi đối chiếu đoạn văn, thấy trùng nhiều hoặc hợp lí thì chọn.

– Đối với câu văn quá dài hoặc quá nhức đầu, bỏ chuyển qua làm câu khác

– Trước khi hết giờ tối thiểu phải xong 35/50 câu.

– Học sinh trung bình trở xuống yêu cầu làm từ từ, phân tích các thành phần trong câu, chậm mà chắc.

– Câu 1 – 4: Dạng này liên quan đến ngữ pháp. Cần phải nắm rõ ý nghĩa của ngữ pháp. Tối đa phải làm trong 3 phút cho 4 câu

– Câu 5 – 8: Dạng này sẽ chọn đáp án liên quan đến poster quảng cáo. Tối đa phải làm trong 3 phút cho 4 câu

– Câu 9 – 12: Dạng này sẽ chọn đáp án đúng với đoạn văn đề cho. Tối đa phải làm trong 5 phút cho 4 câu

– Câu 13 – 15: Dạng này sẽ phải sắp xếp lại thứ tự của 4 câu văn mà đề cho. Tối đa 4 phút cho 3 câu

– Câu 16 – 18: Dạng này sẽ phải chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong đoạn văn đề cho. Tối đa làm trong 4 phút cho 3 câu

– Câu 19 – 22: điền từ thích hợp vào chỗ trống trong bài văn và chọn đáp án giống với nội dung của đoạn văn đó. Tối đa 5 phút cho 4 câu

– Câu 23 – 24: Chọn đáp án phù hợp với phần gạch chân và chọn đáp án phù hợp với nội dung đoạn văn. Tối đa 4 phút cho 2 câu

– Câu 25 – 27: Chọn đáp án phù hợp nhất với đề bài. Tối đa 4 phút cho 3 câu

– Câu 28 – 31: Chọn đáp án phù hợp rồi điền vào chỗ trống trong đoạn văn của đề bài. Tối đa 5 phút cho 4 câu

– Câu 32 – 34: Chọn đáp án phù hợp với nội dung đoạn văn đề cho. Tối đa 5 phút cho 3 câu

– Câu 35 – 38: Chọn đáp án phù hợp để làm chủ đề cho đoạn văn. Tối đa 5 phút cho 4 câu

– Câu 39 – 41: Chọn đáp án rồi điền vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn đề cho. Tối đa 5 phút cho 3 câu

– Câu 42 – 43: Chọn đáp án phù hợp với nội dung được nhắc đến ở phần gạch chân và chọn đáp án phù hợp với nội dung của đoạn văn đề cho. Tối đa 3 phút cho 2 câu

– Câu 44 – 45: Chọn đáp án phù hợp với chủ đề của đoạn văn và chọn đáp án đúng nhất điền vào phần điền khuyết trong đoạn văn. Tối đa 4 phút cho 2 câu

– Câu 46 – 47: Điền đáp án vào chỗ trống thích hợp và chọn đáp án phù hợp đúng với nội dung của đoạn văn. Tối đa 4 phút cho 2 câu

– Câu 48 – 50: Chọn đáp án thích hợp với mục đích của đoạn văn và chọn đáp án phù hợp để điền vào chỗ chấm và chọn đáp án phù hợp với phần gạch chân trong bài văn đề cho. Tối đa 7 phút cho 3 câu.

Câu nào nghe được thì chọn ngay, nghe không được thì chọn đại và nghe tiếp câu hỏi tiếp theo để tránh làm mất thời gian

– Câu 1 – 3: Nhìn hình và chọn đáp án đúng

– Câu 4 – 8: Nghe và chọn câu trả lời có thể gắn tiếp tục vào đoạn hội thoại

– Câu 9 – 12: Nghe và chọn đáp án phù hợp với hành động tiếp theo của người phụ nữ/đàn ông

– Câu 13 – 16: Nghe và chọn đáp án giống với nội dung được nghe

– Câu 17 – 20: Nghe và chọn đáp án phù hợp với trọng tâm suy nghĩ của người đàn ông/phụ nữ

– Câu 21 – 22: Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 21: Chọn đáp án đúng với suy nghĩ trọng tâm của người đàn ông/phụ nữ

+ Câu 22: Chọn đáp án phù hợp với nội dung

– Câu 23 – 24: Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 23: Người đàn ông đang làm gì?

+ Câu 24: Chọn đáp án phù hợp với nội dung

– Câu 25 – 26: Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 25: Chọn đáp án đúng với suy nghĩ trọng tâm của người đàn ông/phụ nữ

+ Câu 26: Chọn đáp án phù hợp với nội dung

– Câu 27 – 28: Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 27: Chọn đáp án phù hợp với ý đồ của người phụ nữ/đàn ông nói với người đàn ông/ phụ nữ

+ Câu 28: Chọn đáp án phù hợp với nội dung

– Câu 29 – 30: Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 29: Người đàn ông/phụ nữ đó là ai?

+ Câu 30: Chọn đáp án phù hợp với nội dung

– Câu 31 – 32: Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 31: Chọn đáp án đúng với suy nghĩ của người đàn ông/phụ nữ

+ Câu 32: Chọn đáp án đúng với thái độ của người đàn ông/phụ nữ

– Câu 33 – 34: Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 33: Nội dung về cái gì? Hãy chọn đáp án đúng

+ Câu 34: Chọn đáp án phù hợp với nội dung đã nghe

– Câu 35 – 36: Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 35: Người đàn ông/phụ nữ đang làm gì?

+ Câu 36: Chọn đáp án phù hợp với nội dung đã nghe

– Câu 37 – 38: Sau đây là chương trình giáo dục. Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 37: Chọn đáp án suy nghĩ trọng tâm của người đàn ông/phụ nữ

+ Câu 38: Chọn đáp án nhất trí với đoạn văn

– Câu 39 – 40: Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 39: Chọn đáp án phù hợp với nội dung trước của đoạn hội thoại

+ Câu 40: Chọn đáp án nhất trí với đoạn văn

– Câu 41 – 42: Sau đây là bài diễn thuyết. Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 41: Chọn đáp án đúng với suy nghĩ trọng tâm của người phụ nữ/đàn ông

+ Câu 42: Chọn đáp án nhất trí với đoạn văn

– Câu 43 – 44: Sau đây là tư liệu. Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 43: Chọn đáp án đúng với trọng tâm của câu chuyện

+ Câu 44: Chọn đáp án đúng vì sao… (liên quan đến nội dung đã nghe)

– Câu 45 – 46: Sau đây là bài diễn thuyết. Nghe và đáp án đúng

+ Câu 45: Chọn đáp án nhất trí với nội dung đã nghe

+ Câu 46: Chọn đáp án đúng nhất với cách thức mà người phụ nữ/đàn ông nói

– Câu 47 – 48: Sau đây là bài tọa đàm. Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 47: Chọn đáp án nhất trí với nội dung đã nghe

+ Câu 48: Chọn đáp án đúng nhất với cách thức/thái độ mà người đàn ông nói

– Câu 49 – 50: Sau đây là bài diễn thuyết. Nghe và trả lời câu hỏi

+ Câu 49: Chọn đáp án nhất trí với nội dung đã nghe

+ Câu 50: Chọn đáp án đúng nhất với thái độ/cách thức của người phụ nữ/ đàn ông