b. Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023
b. Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Các ngành/chương trình đào tạo, mã ngành, mã tổ hợp và chỉ tiêu tuyển sinh Trường Đại học Tôn Đức Thắng năm 2023 như sau:
c. Chương trình học bằng tiếng Anh
d. Chương trình liên kết đào tạo quốc tế
a. Đối tượng và khu vực tuyển sinh
Trường Đại học Tôn Đức Thắng tuyển sinh với tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trong và ngoài nước.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 theo các phương thức sau đây:
Xem chi tiết điểm chuẩn các phương thức khác tại: Điểm chuẩn trường Đại học Tôn Đức Thắng
Điểm trúng tuyển trường Đại học Tôn Đức Thắng xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của 03 năm gần nhất như sau:
Tầng 5, Số 12, ngõ 111 Phan Trọng Tuệ, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội
Đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc 2023
Đối với phương thức sử dụng kết quả học tập ở THPT
Đối với phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế của Trường ĐH Hồng Đức
Đối với phương thức xét tuyển học sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.0 hoặc TOEFL iBT từ 60 điểm trở lên
Đối với phương thức sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy do các đại học hoặc trường đại học tổ chức thi năm 2024
4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, ĐKXT
Xem chi tiết tại mục 5 trong thông báo tuyển sinh của trường TẠI ĐÂY
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
Điểm chuẩn của trường Đại học Hồng Đức như sau:
Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020/2021
Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm TB xét TN THPT từ 8.0 trở lên.
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm TB xét TN THPT từ 8.0 trở lên.
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm TB xét TN THPT từ 6.5 trở lên.
Đối với các thí sinh dự tuyển là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0).
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm TB xét TN THPT từ 8.0 trở lên.
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm TB xét TN THPT từ 6.5 trở lên.
Đối với các thí sinh dự tuyển là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0).
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm TB xét TN THPT từ 6.5 trở lên.
Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]
Ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Hồng Đức với Công ty cổ phần IBA - Việt Nam
Nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ và tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên, sáng ngày 07 tháng 04 năm 2022 tại Trường Đại học Hồng Đức diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Hồng Đức với Công ty cổ phần IBA - Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo, thi và cấp chứng chỉ Ngoại ngữ ECL theo khung năng lực 6 bậc Châu Âu.
PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Lễ ký kết
Tham dự Lễ ký kết về phía Công ty cổ phần IBA Việt Nam có ông Phạm Xuân Thành - Tổng giám đốc IBA - Việt Nam; ông Trần Ngọc Lâm – Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần IBA – Việt Nam tại Thanh Hoá; bà Nguyễn Thị Thu Hà – Đại diện các doanh nghiệp tại Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức cùng các cán bộ, nhân viên Công ty.
Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng; đại diện lãnh đạo một số đơn vị, phòng ban chức năng trong trường.
Ông Phạm Xuân Thành - Tổng giám đốc IBA - Việt Nam phát biểu tại Lễ ký kết
Tại Lễ ký kết, hai bên đã giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và những thành tựu nổi bật của hai đơn vị; trao đổi, thảo luận những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm và có thể hợp tác trong thời gian tới.
PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường và ông Phạm Xuân Thành - Tổng giám đốc IBA - Việt Nam ký kết thoả thuận hợp tác
Trên cơ sở thế mạnh của 2 đơn vị, PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường và ông Phạm Xuân Thành - Tổng giám đốc IBA - Việt Nam đã thống nhất ký kết thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ với các nội dung chủ yếu sau:
Hai bên cùng hợp tác để tổ chức các khóa đào tạo tiếng Đức ngoại khóa trình độ A1 đến trình độ B1 cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức và cho các đối tượng khác có nhu cầu học tiếng Đức. Địa điểm đào tạo tại Trường Đại học Hồng Đức.
Hai bên cùng hợp tác để tổ chức các kỳ thi, cấp chứng chỉ Ngoại ngữ ECL theo khung năng lực 6 bậc Châu Âu phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Hai Bên cùng hợp tác để giới thiệu và cung cấp chương trình du học, du học nghề và làm việc tại CHLB Đức theo điều 17a Luật cư trú của CHLB Đức dành cho người nước ngoài đã được áp dụng từ năm 2012 và được sửa đổi năm 2015 đến sinh viên, học sinh, người lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
IBA cam kết sinh viên của Nhà trường sẽ được ưu tiên hàng đầu trong việc tiếp cận cơ hội việc làm và du học nghề tại CHLB Đức; được ưu tiên trong các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên và thực tập sinh giữa hai nước; được ưu tiên sắp xếp các chương trình học và thi lấy chứng chỉ tiếng Đức.
Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Lễ ký kết
Thành công của Lễ ký kết đã mở ra một sự hợp tác cùng phát triển, tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm tại các nước phát triển cho sinh viên Nhà trường sau khi tốt nghiệp và các bạn trẻ Thanh Hoá hiện nay. Theo kế hoạch dự án sẽ được thực hiện ngay trong thời gian tới.
Hội thảo du học Pháp và các chương trình học bổng của Chính phủ Pháp
Sáng 07/12 tại Hội trường lớn, Trường Đại học Hồng Đức phối hợp với Trung tâm Campus France Việt Nam, Đại sứ quán nước Cộng Hòa Pháp tổ chức Hội thảo “Du học Pháp và các học bổng Chính phủ Pháp”. Hội thảo nhằm giới thiệu các cơ hội học tập, trao đổi và nghiên cứu tại Pháp dành cho sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp Đại học.
Bà Marjorie Cellier - Đại diện Trung tâm Campus France, Đại sứ quán nước Cộng Hòa Pháp trao quà lưu niệm cho PGS.TS Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trường Nhà trường và cán bộ, giảng viên tham dự Hội Thảo.
Tham dự Hội thảo có bà Marjorie Cellier - Đại diện Trung tâm Campus France, Đại sứ quán nước Cộng Hòa Pháp và các cán bộ của Trung tâm. Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trường Nhà trường; đại diện lãnh đạo phòng QLKHCN&HTQT; các cán bộ, giảng viên và đông đảo sinh viên
Bà Marjorie - Đại diện Trung tâm Campus FranceCellier phát biểu tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, Đại diện Trung tâm Campus France, Bà Marjorie Cellier đã có lời phát biểu chào mừng các giảng viên và sinh viên Nhà trường tới tham dự Hội thảo, đồng thời giới thiệu về đất nước Pháp xinh đẹp, về hệ thống giáo dục của Pháp và các chương trình đào tạo tại các trường Đại học của Pháp. Ngoài ra, đại diện Trung tâm Campus France cũng giới thiệu các chương trình học bổng chính phủ Pháp, những lợi ích mà sinh viên của Trường Đại học Hồng Đức được hưởng khi tham gia các chương trình du học tại Pháp.
Chuyên viên của Trung tâm Campus France chia sẻ kinh nghiệm cần biết khi tham gia học tại các Trường Đại học tại Pháp.
Trong chương trình của Hội thảo, các bạn sinh viên cũng được nghe các chuyên viên của Trung tâm Campus France chia sẻ và nhiệt tình tư vấn về các thủ tục và kinh nghiệm cần biết khi tham gia học tại các Trường Đại học tại Pháp như: Các điều kiện cần thiết về ngoại ngữ, thành tích học tập, hoạt động cộng đồng; cách thức và quy trình làm đơn xin học bổng; thủ tục làm hồ sơ xin visa và những hoạt động chuẩn bị trước khi du học Pháp, các vấn đề về nhà ở và mức phí sinh hoạt tại các thành phố của nước Pháp. Ngoài ra, trong không khí giao lưu sôi nổi, thông qua các trò chơi, giao lưu văn hóa, các chuyên gia của trung tâm cũng giải đáp được nhiều thắc mắc của các cán bộ giảng viên và các bạn sinh viên Trường Đại học Hồng Đức về các vấn đề liên quan đến du học Pháp và các học bổng của Chính phủ Pháp.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc tìm kiếm cơ hội học tập để tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng là nhu cầu lớn của thế hệ trẻ Việt Nam. Hội thảo “Du học Pháp và các học bổng Chính phủ Pháp” đã mang đến những kiến thức bổ ích, truyền được động lực phấn đấu trong học tập, trao những công cụ tìm kiếm học bổng và khơi dậy khát vọng chinh phục các chương trình học bổng hiện có của Chính phủ Pháp cho các bạn sinh viên./.
Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:
Các bạn sinh viên tham khảo các chương trình học bổng của Chính phủ Pháp tại Hội thảo.
Đại biểu và các bạn sinh viên tham dự Hội thảo.
Tiết mục văn nghệ chào mừng Hội thảo.
Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) được biết đến như là một đại học khác biệt. Một trong số ấy và cũng là đặc điểm nhận diện TDTU chính là tà áo dài hồng truyền thống của sinh viên nữ.
Từ những ngày thành lập TDTU đến nay, tà áo dài hồng và chiếc sơ mi trắng đã đồng hành cùng bao thế hệ sinh viên TDTU trong suốt hơn 2 thập kỷ; và đã trở thành một biểu tượng văn hóa học đường. Đặc biệt, kể từ năm 2010, sau khi khảo sát và lấy ý kiến sinh viên, Nhà trường đã quyết định chuẩn hóa trang phục truyền thống, cụ thể là áo sơ mi trắng, quần sẫm màu cho nam sinh và áo dài có thêu logo TDTU nổi bật trên nền hồng cánh sen trang nhã cho nữ sinh. Trang phục mang thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc, nhắc nhở đến truyền thống, sự bình đẳng về quyền lợi giữa các sinh viên; tạo thói quen tôn trọng tập thể, học tập và sinh hoạt có nề nếp, cẩn trọng.
Áo dài từ lâu vốn được xem là hình ảnh thanh nhã đặc trưng của phụ nữ Việt Nam. Áo dài hồng cánh sen của nữ sinh TDTU còn là sự kết hợp tuyệt diệu giữa sự thanh nhã của kiểu dáng áo với màu sắc của Quốc hoa. Đặc biệt, trong các sự kiện quốc tế diễn ra tại TDTU, tà áo hồng lại càng nổi bật hơn bao giờ hết trong mắt quí khách từ khắp nơi trên thế giới. Có thể nói ít có cơ hội nào mà việc quảng bá sự duyên dáng và trẻ trung đặc thù của phụ nữ Việt Nam đến với bạn bè nước ngoài lại được thể hiện tốt và thành công như vậy.
Trên giảng đường, trong thư viện, sân khấu, hội trường hay đơn giản tại một góc xanh của TDTU, chúng ta vẫn dễ dàng cảm nhận được nét duyên dáng, tươi trẻ; nhưng cũng rất năng động này của nữ sinh TDTU trong tà áo hồng rải rác đây đó.
Và áo dài hồng đã trở thành người bạn thân thiết với từng nữ sinh; một nếp sống, nét văn hóa chẳng thể nào quên trong chuỗi ngày tuyệt vời tại TDTU. Bất cứ nơi đâu, khi bạn tình cờ bắt gặp tà áo hồng tung bay trong gió, thì có thể chắc chắn rằng: đó là sinh viên TDTU!
Mỗi sáng thứ Hai, trong trang phục truyền thống, sinh viên TDTU cất cao giọng bài Tiến Quân Ca, thắp hương tưởng niệm và nghe kể chuyện về Bác Tôn, cảm thấy rạo rực lòng tự hào dân tộc
Dù trong những sự kiện đặc biệt …
… hay trong sinh hoạt thường ngày,…
… nữ sinh TDTU luôn duyên dáng trong Áo dài hồng
Áo dài hồng cũng là đồng phục của Đội lễ tân
Khách nước ngoài thích thú và ca ngợi Áo dài hồng của sinh viên TDTU
Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình chào đón tân sinh viên IT K26
Trong không khí của mùa khai trường, chiều ngày 25/9/2023, hàng trăm sinh viên khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT – TT), Trường Đại học Hồng Đức (HDU) đã tham gia chương trình chào đón tân sinh viên IT K26 tại hội trường lớn. Sự kiện như một món quà tinh thần ý nghĩa dành tặng các bạn tân sinh viên của khoa.
Tham dự chương trình ông Lê Anh Tuấn - Đại diện lãnh đạo công ty SANAN, trực tuyến từ Nhật Bản; Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Giám đốc công ty phần mềm Minh Lộ; Ông Vũ Hữu Quế - Đại diện Công ty phần mềm Smax; Bà Trương Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Anh ngữ ielts Mentor . Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện lãnh đạo các phòng, ban, trung tâm chức năng; lãnh đạo và cán bộ giảng viên tham gia hoạt động đào tạo tại khoa CNTT&TT và đặc biệt chương trình có sự tham gia đầy đủ của gần 300 tân sinh viên K26 và đông đảo các bạn sinh viên đang học tập tại khoa.
Quang cảnh chương trình chào đón tân sinh viên K26 của khoa CNTT -TT
PGS.TS. Phạm Thế Anh – Trưởng khoa CNTT –TT phát biểu tại chương trình
Mở đầu chương trình, PGS.TS. Phạm Thế Anh – Trưởng khoa CNTT –TT đã phát biểu chúc mừng và chào đón tân sinh viên K26, điểm lại những dấu ấn thành công của Khoa trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Thành lập từ năm 2009 trên cơ sở tách bộ môn Tin học từ khoa Kỹ thuật công nghệ, đến nay Khoa CNTT&TT có 27 cán bộ giảng viên với 05 tiến sĩ (trong đó có 02 PGS), 15 thạc sĩ (trong đó có 05 nghiên cứu sinh) với nhiều giảng viên tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trên thế giới. Sau 26 năm năm thành lập và phát triển, ngoài 3 lớp ĐH tin học tài năng đào tạo được 37 sinh viên theo dự án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa, khoa cũng đào tạo được hơn 2000 cử nhân tin học và hơn 200 học viên cao học chuyên ngành Khoa học máy tính. Hiện nay khoa đào tạo 3 ngành trình độ đại học là: Cử nhân CNTT, Sư phạm Tin học, Truyền thông Đa phương tiện; 01 ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ Khoa học máy tính; 01 ngành đào tạo trình độ Tiến sĩ Khoa học máy tính. Động viên, chia sẻ với các tân sinh viên những khó khăn, bỡ ngỡ của ngày đầu mới nhập học, PGS.TS. Phạm Thế Anh khẳng định, Khoa CNTT&TT sẽ tạo môi trường học tập tốt nhất để giúp các em phát triển toàn diện; hoàn thiện kiến thức, kĩ năng để tự tin chinh phục thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại chương trình
Phát biểu tại chương trình, PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường đã chia sẻ: “Trường Đại học Hồng Đức đã và đang thực hiện đào tạo theo hướng ứng dụng, kết nối mô hình Nhà trường và doanh nghiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động. Đối với Khoa CNTT&TT định hướng này đã được triển khai rất tốt trong những năm học qua. Theo đó, Khoa và Nhà trường đẩy mạnh kết nối với các chuyên gia IT, các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực CNTT&TT chia sẻ các kinh nghiệm nghề nghiệp và tham gia trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng nỗ lực hợp tác với các doanh nghiệp để sinh viên không chỉ có cơ hội tham gia hoạt động nghề nghiệp ngay trên giảng đường đại học mà còn có thể được trả lương. Các sinh viên cũng được học tập và làm việc với tập thể các thầy cô, các nhà nghiên cứu có trình độ cao, tốt nghiệp tại các trường tốp đầu trong nước và quốc tế. Với những điều kiện thuận lợi đó, Thầy mong rằng các em tiếp tục nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ, ra sức trau dồi kiến thức, rèn đức, luyện tài, hết mình với nhiệt huyết của tuổi trẻ, để lĩnh hội tri thức, khoa học và công nghệ trong giai đoạn hội nhập quốc tế, làm nền tảng cho sự phát triển của bản thân trong tương lai, cống hiến vào công cuộc xây dựng tỉnh nhà và đất nước”.
Nhân dịp này, PGS.TS. Bùi Văn Dũng cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các đơn vị, doanh nghiệp đã luôn sát cánh, đồng hành cùng Nhà trường và khoa CNTT&TT trong suốt thời gian qua.
Các bạn tân sinh viên tham dự chương trình
Tại chương trình, Ban tổ chức đã dành nhiều thời gian để cùng trao đổi, giới thiệu với các bạn tân sinh viên về môi trường học tập, hệ thống phần mềm, fanpages hỗ trợ học tập của HDU, đội ngũ cố vấn học tập, trợ lý, các tổ chức đoàn, hội trong khoa,…để hỗ trợ cho sinh viên trong suốt quá trình học tập, trải nghiệm tại trường.
Đại diện lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp chia sẻ hướng nghiệp tại chương trình
Bên cạnh đó, các tân sinh viên còn được các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước (công ty Sanan tại Nhật Bản, Công ty phần mềm Minh Lộ, Công ty phần mềm SMax…) chia sẻ truyền cảm hứng nghề nghiệp, định hướng nghề, phân tích rõ các cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên….
Lãnh đạo khoa CNTT -TT và đại diện doanh nghiệp trao học bổng cho các bạn sinh viên đạt điểm cao trong kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2023
Cũng tại chương trình, các đơn vị, doanh nghiệp đã dành tặng các suất học bổng có giá trị cho các bạn tân sinh viên khuyết tật và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; vinh danh những bạn tân sinh viên có điểm đầu vào cao trong kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2023 của khoa, nhằm khích lệ tinh thần học tập đối với các bạn tân sinh viên yêu thích công nghệ thông tin – truyền thông trong thời đại 4.0./.
Đại biểu và các bạn tân sinh viên IT K26 chụp ảnh lưu niệm tại chương trình
Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức tham dự Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp "Bienvenue en France!" năm 2023
Ngày 01/10/2023 vừa qua, Đoàn sinh viên Trường Đại học Hồng Đức đã tham gia Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp “Bienvenue en France!” năm 2023 tại Hà Nội. Sự kiện đã mang đến những thông tin cần thiết để các bạn trẻ hiện thực hóa ước mơ du học tại Pháp.
Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp “Bienvenue en France!” là sự kiện thường niên được tổ chức bởi Campus France và Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam. Đây là một cột mốc quan trọng trong hành trình tìm kiếm cơ hội học tập và phát triển cá nhân cho hàng ngàn học sinh và sinh viên (HSSV) Việt Nam tại Pháp.
Đông đảo học sinh, sinh viên và phụ huynh tham quan, tìm hiểu tại Triễn lãm Giáo dục Đại học Pháp
Tại triễn lãm, các bạn HSSV được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các đại diện từ 36 cơ sở giáo dục (trường đại học tổng hợp, trường thương mại – quản lý, trường kỹ sư, trường chuyên ngành); giao lưu, trao đổi trực tiếp với các chuyên viên Campus France và các cựu du học sinh, thành viên của France Alumni Việt Nam để được chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc sau khi du học tại Pháp. Đặc biệt, các bạn HSSV còn có cơ hội tham gia bốc thăm trúng thưởng và được nhận nhiều phần quà giá trị khác.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Hồng Đức tham dự Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp năm 2023
Nước Pháp là một trong những điểm đến được đón tiếp nhiều sinh viên Việt Nam nhất: đứng thứ 6 trong các điểm đến trên thế giới và đứng thứ 2 trong các nước Châu Âu. Học tập tại Pháp sinh viên trao đổi văn hóa đặc biệt phong phú, đa dạng.
Sự kiện Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp giúp các bạn HSSV hiện thực hóa ước mơ học tập và trải nghiệm cuộc sống du học sinh đầy màu sắc ở đất nước của chú gà trống Gaulois./.
Khoa Nông – Lâm - Ngư nghiệp Trường Đại học Hồng Đức đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn
Là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn, những năm qua, Khoa Nông – Lâm – Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức đã có nhiều đổi mới phù hợp với xu hướng, nhu cầu của xã hội. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của Khoa đang tiếp tục phấn đấu, góp phần hiện thực hóa Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 -2025, theo đó, thực hiện một trong 6 chương trình trọng tâm là “Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” , và 1 trong 3 khâu đột phá là “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ”.
Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức ra đời cùng với việc thành lập Trường theo Quyết định số 797/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là 1 trong 3 khoa đầu tiên của Trường được tuyển sinh đào tạo bậc đại học. Đến năm 2007 và năm 2014, Khoa tiếp tục lần lượt được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đây là những bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển. Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp là 1 trong 2 khoa của Trường có đầy đủ các bậc đào tạo từ trình độ đại học đến trình độ tiến sĩ.
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức đã đào tạo được 01 tiến sĩ, 240 thạc sĩ, hơn 1800 kỹ sư hệ chính quy và hơn 3.500 kỹ sư/cử nhân hệ vừa làm vừa học. Đội ngũ cán bộ giảng viên có 45 người (gồm 01 Phó Giáo sư, 16 tiến sĩ, 25 Thạc sĩ và 3 cử nhân). Hiện nay, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp đang quản lý và tổ chức đào tạo 01 chuyên ngành tiến sĩ (Khoa học cây trồng), 01 chuyên ngành thạc sĩ (Khoa học cây trồng) và 04 ngành đại học (Nông học, Chăn nuôi, Quản lý đất đai, Lâm nghiệp), hình thức đào tạo gồm chính quy, liên thông, văn bằng 2, vừa làm vừa học.
Ngay từ khi còn là sinh viên khoa Nông – Lâm – Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức, chị Lê Thị Vân đã ấp ủ niềm đam mê với nông nghiệp công nghệ cao. Sau khi ra trường, chị xin vào làm việc cho Tập đoàn Netafim- Israel tại Việt Nam, cũng chuyên về lĩnh vực này. Với những kiến thức được học và kinh nghiệm khi đi làm, năm 2017 chị quyết định khởi nghiệp bằng việc xây dựng trang trại sản xuất dưa công nghệ cao hơn 5000 m2 tại quê hương mình.
Sau 2 năm sản xuất thành công, năm 2019, chị Vân thành lập Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Nông nghiệp Công nghệ cao Rich Farm chuyên về xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thiết bị nông nghiệp công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, hiện công ty chị đang liên kết sản xuất rau, quả công nghệ cao với gần 100 hộ dân trong tỉnh. Nhờ đi đúng hướng, các sản phẩm rau, quả công nghệ cao của công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Nông nghiệp Công nghệ cao Rich Farm tạo được uy tín cho khách hàng, thị trường tiêu thụ mở rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Đây cũng là hướng đi bền vững, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực làm thay đổi tư duy sản xuất của nông dân.
Cũng tên là Lê Thị Vân và cũng là cựu sinh viên của Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức, người phụ nữ này là Bác sĩ của Bệnh viện PETHALTH Thanh Hóa (là bệnh viện thú y). Khi còn đi học, chị được các thầy cô truyền tải không chỉ kiến thức chuyên ngành mà còn cả tình yêu với nghề. Bởi vậy khi ra trường, dù gặp rất nhiều khó khăn, bác sỹ Vân vẫn vững tin với nghề đã chọn. Là bác sĩ điều trị chính của bệnh viện PETHALTH Thanh Hóa, chị Vân đã cứu sống nhiều ca khó cho các bệnh nhân thú cưng. Bệnh viện PETHALTH Thanh Hóa cũng hợp tác với khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức giúp đỡ sinh viên thực tập, bác sỹ Vân trực tiếp chỉ dạy cho nhiều bạn sinh viên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.
Một cựu sinh viên khác trưởng thành từ Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức là anh Trần Văn Tân, Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới. Khi còn là sinh viên, anh luôn tìm tòi, đặt mục tiêu làm ra các sản phẩm nông nghiệp gần gũi với đời sống, có thể làm giàu cho quê hương. Giờ đây, ước mơ đã thành sự thật, khi anh đưa cây rau má trở thành thương phẩm tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Queen Farm. Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, anh còn giúp đỡ được nhiều hộ nông dân khi triển khai mô hình liên doanh liên kết thâm canh rau má nguyên liệu với diện tích 80 ha ở các huyện Quảng Xương, Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh...
Trong những năm qua, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đối với các ngành, chuyên ngành hiện đang là thế mạnh của Khoa; khảo sát nhu cầu thị trường lao động, từ đó chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo theo hướng mở các mã ngành mới, các hình thức đào tạo linh hoạt; đồng thời, thường xuyên hợp tác với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành. Hội thảo là cầu nối để các nhà khoa học, nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trao đổi, chia sẻ chiến lược và kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền vững; đưa ra những khuyến nghị để Trường Đại học Hồng Đức và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa có những điều chỉnh phù hợp trong đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế.
Mới đây, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp đã phối hợp với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội thảo "Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp bền vững". Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận 4 nhóm vấn đề, gồm: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý môi trường, quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch bệnh, chế biến sâu nông sản… theo hướng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; Ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, điện toán đám mây, từ trường, trí tuệ nhận tạo... trong đánh giá đất và quy hoạch vùng sản xuất, quản lý sản xuất nông nghiệp; Nghiên cứu quản lý, bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa; Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn…
Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp có cơ sở thực hành diện tích 3 ha, ngay trong khuôn viên nhà trường, bao gồm hệ thống nhà màng, nhà lưới, vườn ươm cây giống, ao nuôi trồng thủy sản… đáp ứng yêu cầu đào tạo tốt nhất trong các lĩnh vực: công nghệ sinh học, sinh lý, sinh hóa cây trồng, vật nuôi; phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất, nước, phân bón, nông sản, thực phẩm. Bên cạnh đó, khoa còn tích cực phối hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm bồi dưỡng kiến thức thực tiễn cho sinh viên.
Trong thời gian tới, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với sử dụng, thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động; phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đóng góp nguồn lực để tỉnh Thanh Hóa sớm trở thành cực tăng trưởng mới theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị.
Theo https://truyenhinhthanhhoa.vn/
- Thời gian nhận hồ sơ đăng ký từ ngày thông báo đến 31/10/2024.
- Công bố kết quả xét tuyển (dự kiến): 09/11/2024.
- Nhập học (dự kiến): 09/11 – 22/11/2024
- Khai giảng (dự kiến): 23/11/2024
- Lệ phí xét tuyển: 1.000.000đ/Thí sinh;
- Địa điểm nhận hồ sơ: Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ công chúng (đối diện phòng bảo vệ cơ sở 1).
Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã công bố phương án tuyển sinh đại học năm 2023. Các bạn theo dõi để cập nhật thông tin mới nhất về tuyển sinh của trường nhé.